Theo Kế hoạch, mục tiêu chung là đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Tây Ninh vào năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu cụ thể là: Mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2030. Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 95% vào năm 2030; giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao. Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 95%; tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế đạt 95%; loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030. Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến; bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.
Kế hoạch đề ra các nhóm chỉ tiêu bao gồm: Nhóm chỉ tiêu tác động; nhóm chỉ tiêu về dự phòng; nhóm chỉ tiêu về xét nghiệm; nhóm chỉ tiêu về điều trị; nhóm chỉ tiêu hệ thống y tế.
Về nội dung và giải pháp thực hiện, Kế hoạch đưa ra các nội dung, giải pháp sau: Nhóm giải pháp về chính trị và xã hội; giải pháp về pháp luật, chế độ chính sách; giải pháp về dự phòng lây nhiễm HIV; giải pháp về tư vấn xét nghiệm HIV; giải pháp về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV; giải pháp về giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá và nghiên cứu khoa học; Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống HIV/AIDS; giải pháp về bảo đảm nguồn lực; giải pháp về hợp tác quốc tế
Ngoài ra, Kế hoạch nêu các nhiệm vụ cụ thể của các sở, ngành, cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
KH