Triển khai kế hoạch cải cách hành chính tỉnh năm 2024

Thứ sáu - 12/01/2024 21:01 266 0
Chiều ngày 12/01/2024, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Tây Ninh đã tổ chức họp lần thứ nhất triển khai một số nội dung và kế hoạch cải cách hành chính tỉnh năm 2024. Cuộc họp được tổ chức trực tuyến đến các huyện, thị xã, thành phố.

  

Các đại biểu dự họp tại hội trường UBND tỉnh

  

Các điểm cầu cấp huyện, thị xã, thành phố

Tham dự và chủ trì có đồng chí Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh; Thành viên Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Ban Chỉ đạo CCHC cấp huyện.

Tại cuộc họp, đại diện Sở Nội vụ - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đã thông qua Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo CCHC và danh sách Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh; thông qua dự thảo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo CCHC theo Quyết định kiện toàn đã ban hành.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền – Giám đốc Sở Nội vụ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh thông tin sơ bộ về tình hình thực hiện trả lời phiếu khảo sát điều tra xã hội học do Bộ Nội vụ tổ chức. Năm 2024 để đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (chỉ số SIPAS) Bộ Nội vụ đã phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện khảo sát ở Tây Ninh 558 phiếu, hình thức gửi phiếu trực tiếp cho người người dân ở 18 ấp, khu phố thuộc 3 huyện, thị xã, thành phố (gồm huyện Bến Cầu, thị xã Trảng Bàng, thành phố Tây Ninh), Bưu điện tỉnh Tây Ninh đã thực hiện hoàn tất trong tháng 12/2023 và gửi về Bộ Nội vụ.

Về đánh giá kết quả chỉ số CCHC của địa phương (chỉ số PAR INDEX) Bộ Nội vụ thực hiện 2 nội dung:

Thực hiện khảo sát các đối tượng cán bộ, công chức là lãnh đạo phòng ban và lãnh đạo Sở, ban, ngành tỉnh; lãnh đạo UBND huyện, thị xã, thành phố và đối tượng là Đại biểu HĐND tỉnh với số lượng là 396 phiếu, thời gian trả lời phiếu từ 15/12/2023 đến 10/1/2024, Tây Ninh cũng đã hoàn thành 100% việc trả lời phiếu.

Thực hiện tự đánh giá trên phần mềm với 08 nội dung thuộc trách nhiệm của 06 cơ quan (Sở: Nội vụ, Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư). Kết quả đánh giá sơ bộ thì tỉnh  còn những hạn chế ở một số tiêu chí như: Công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC; chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức; tỷ lệ số dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) được đưa vào sử dụng chính thức; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình; thực hiện thanh toán trực tuyến; số lượng doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường và tiêu chí; số vốn đăng ký của doanh nghiệp; mức độ thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HĐND tỉnh giao; nội dung Cải cách tài chính công.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong việc triển khai công tác CCHC trên địa bàn tỉnh; đồng thời, tập trung phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục.

Kế hoạch CCHC tỉnh Tây Ninh năm 2024 tiếp tục tập trung đẩy mạnh thực hiện CCHC ở ba lĩnh vực trọng điểm là cải cái thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.

Theo đó, mục tiêu chung là nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp tốt hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

   Đồng chí Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp

Kết luận cuộc họp, đồng chí Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể phù hợp với ngành, địa phương, lồng ghép với nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp đề ra của Kế hoạch thực hiện các giải pháp khắc phục hạn chế yếu kém trong công tác cải cách hành chính, môi trường đầu tư và nâng cao các chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS, ICT INDEX (DTI) năm 2023 và các năm tiếp theo của UBND tỉnh, xây dựng kế hoạch của cơ quan, ngành, địa phương trong quý I/2024.

Các sở, ban, ngành tiếp tục chủ động phối hợp trong công tác tự đánh giá kết quả chỉ số CCHC (chỉ số PAR INDEX) của UBND tỉnh theo quy định của Bộ Nội vụ.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thống nhất với đề xuất của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về việc thực hiện khảo sát, điều tra xã hội học đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và đưa nội dung chỉ số SIPAS vào quy định về đánh giá chỉ số CCHC các sở, ban ngành, huyện, thị, thành phố.

Việt Khoa

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây