Kế hoạch đề ra 04 mục tiêu cụ thể. Trong đó, mục tiêu 1 thực hiện duy trì, cải thiện các gói dịch vụ thiết yếu can thiệp dự phòng tập trung vào các nhóm đối tượng đích và bạn tình của người nhiễm HIV trong cộng đồng, góp phần giảm 25% số trường hợp nhiễm HIV do tiêm chích ma túy và 20% số người nhiễm HIV do quan hệ tình dục so với năm 2015; Mục tiêu 2 thực hiện mở rộng chẩn đoán sớm thông qua các hình thức xét nghiệm HIV tại cơ sở xét nghiệm, xét nghiệm HIV tại cộng đồng cho các nhóm quẩn thể đích và bạn tình của người nhiễm HIV góp phần đạt mục tiêu 90% số người còn sống nhiễm HIV biết được tình trạng HIV của mình; Mục tiêu 3 thực hiện mở rộng, cải thiện chất lượng điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) để tối đa hóa lợi ích về điều trị, dự phòng giảm lây truyền HIV và giảm tử vong do AIDS góp phần đạt mục tiêu 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV thấp dưới ngưỡng ức chế, đồng thời đảm bảo quá trình chuyển sang cơ chế hỗ trợ tài chính trong nước thông qua bảo hiểm y tế được thuận lợi nhất; Mục tiêu 4 củng cố hệ thống thông tin để có chiến lược, giải pháp hiệu quả ứng phó với dịch HIV/AIDS.
Với tổng vốn ODA viện trợ không hoàn lại từ Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét cho dự án năm 2019 là 191,212 USD (tương đương 4.323.494.532 tỷ đồng) cùng kinh phí đối ứng năm 2019 là 268.923.380 triệu đồng sử dụng từ nguồn sự nghiệp y tế 2019, UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu đề ra.
NN