Triển khai thực hiện Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ

Thứ tư - 02/06/2021 21:00 132 0
Ngày 01/6/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1635/KH-UBND về việc triển khai Thực hiện Quyết định số 2045/QĐ-TTg ngày 19/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” .

Mục đích yêu cầu của kế hoạch là tổ chức triển khai nghiêm túc các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án sát với đặc thù của các nhóm đối tượng, tình hình thực tiễn tại đơn vị, địa phương để Đề án được thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả, thiết thực. Lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, bất cập từ thực tiễn triển khai Đề án; gắn các hoạt động của Đề án với việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khác có liên quan để sử dụng các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả. 

Đánh giá kết quả thực hiện Đề án trong những năm qua, qua đó nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về sự cần thiết phải tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc Đề án. Các đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện Đề án phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động, tích cực trong việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, địa phương, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện Đề án.

Kế hoạch đề ra 10 nội dung cần triển khai thực hiện gồm: (1) Công tác hướng dẫn chỉ đạo, điều hành; (2) Tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các quy định có liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án; (3) Tăng cường đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; (4) Đánh giá hiệu quả và nhân rộng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án; (5) Biên soạn các tài liệu pháp luật, tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án; (6) Phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng gắn với ứng dụng công nghệ thông tin; (7) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng của Đề án bằng nhiều hình thức; (8) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp, cán bộ, cá nhân được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn; (9) Rà soát nhu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho Đề án và công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng đơn vị, địa phương; (10) Khuyến khích, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.

KH


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây