Mục
Xây dựng hệ thống Bảo tàng đảm bảo yêu cầu hoàn chỉnh về cơ cấu, nội
dung hoạt động phong phú, phục vụ tốt nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy,
tham quan, học tập; tuyên truyền phổ biến kiến thức về quá trình phát
triển lịch sử, văn hoá nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân
dân; Hoạt động của hệ thống Bảo tàng phải hỗ trợ thiết thực cho phát
triển văn hóa, kinh tế (đặc biệt là kinh tế du lịch) trên cơ sở khai
thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống
văn hoá lịch sử, giá trị các di tích; góp phần xây dựng tỉnh Tây Ninh
trở thành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch khu vực; Các hình
thức hoạt động nhằm phục vụ khách tham quan, trao đổi triển lãm giữa các
Bảo tàng trong nước, tiến đến đẩy mạnh hoạt động giao lưu, trao đổi văn
hóa.
Chiếc trực thăng trong khu Bảo tàng cũ đặt tại Trung tâm Văn hóa tỉnh.
Yêu cầu xác định cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thực hiện về văn hóa - xã hội:
Phát triển hệ thống Bảo tàng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 phải
gắn liền với việc giữ gìn, phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc;
đồng thời, khai thác các giá trị văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử,
các công trình văn hoá nổi tiếng có giá trị, giàu bản sắc dân tộc; tiếp
thu có chọn lọc những kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch di sản có
chất lượng cao từ các tỉnh trong và ngoài nước để đa dạng hoá các hoạt
động Bảo tàng; Về nghiên cứu khoa học: Thể
hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng theo khuynh hướng Bảo tàng
học hiện đại nhằm phục vụ công chúng trong nước và khách nước ngoài đến
tham quan tìm hiểu, học tập, nghiên cứu về lịch sử vùng đất và con
người Tây Ninh (đặc biệt là cộng đồng các dân tộc thiểu số). Vì vậy, nội
dung và hình thức trưng bày của Bảo tàng phải mang tính hiện đại, tương
xứng với tầm vóc lịch sử văn hóa dân tộc của tỉnh; Quảng bá di sản văn hóa: Xây
dựng các bộ sưu tập hiện vật gốc có giá trị theo từng chuyên đề về lịch
sử - văn hoá; chứng tích chiến tranh, làng nghề thủ công truyền thống;
văn hoá dân tộc; đa dạng hóa các hoạt động giáo dục, trải nghiệm, trình
diễn giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể tại Bảo tàng; đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trưng bày và giới thiệu đến
công chúng, đồng thời bổ sung vào kho tàng văn hóa chung của cả nước; Phát triển du lịch văn hóa: Thông
qua hoạt động Bảo tàng nhằm tối ưu hóa sự đóng góp của ngành Bảo tàng
vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát
triển của ngành văn hóa du lịch; Phát triển nguồn nhân lực:
Đào tạo đội ngũ cán bộ, viên chức chất lượng và mở rộng hợp tác trong
việc đào tạo cán bộ nhằm nâng cao năng lực quản lý Bảo tàng và chuyển
giao công nghệ, cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực Bảo tàng học.
Tổ
chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức, thu hút mọi tầng
lớp nhân dân tham gia, tìm hiểu và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử và sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương. Thông qua các hoạt động cụ thể, từng bước nâng
cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về vị trí, vai trò
của bảo tàng trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Đẩy
mạnh việc phân cấp quản lý về hoạt động bảo tàng giữa Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố. Hình
thành bộ máy tổ chức thống nhất cho hệ thống bảo tàng trên địa bàn tỉnh
về cơ cấu tổ chức bảo tàng, định biên, cơ chế quản lý, chỉ đạo và hợp
tác; Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ
ngành bảo tàng. Xây dựng đội ngũ cán bộ bảo tàng có chuyên môn sâu và kỹ
năng tác nghiệp. Phát huy vai trò của các bảo tàng với tư cách là cơ sở
đào tạo thực hành.
Có cơ chế, chính
sách tạo điều kiện cho cộng đồng và cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia
vào các hoạt động của bảo tàng như: sưu tầm hiện vật, trưng bày giới
thiệu và tuyên truyền giáo dục. Bảo tàng tiến hành công tác tuyên
truyền, thu hút công chúng tham gia các hoạt động tình nguyện của bảo
tàng.
Xây dựng cơ chế khuyến khích và
hỗ trợ thành lập các bảo tàng ngoài công lập mang tính chuyên ngành,
chuyên đề, nhằm phát huy tối đa giá trị di sản văn hóa của dân tộc; Đẩy
mạnh công tác xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực xã hội xây dựng bảo
tàng, tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp tư liệu, hiện vật qua các
hình thức hiến tặng, trao đổi... nhằm làm phong phú thêm kho hiện vật
bảo tàng; Tạo mối quan hệ gắn kết, tương tác giữa bảo tàng công lập với
các bảo tàng ngoài công lập trong tỉnh để phối hợp nghiên cứu, trưng
bày, giới thiệu sưu tập hiện vật, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ nhằm
phát huy tối đa giá trị di sản văn hóa phục vụ công chúng tham quan, học
tập; Mở rộng giao lưu hợp tác với các bảo tàng tỉnh bạn để quảng bá,
bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá, di sản văn hoá dân
tộc.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và địa
phương triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch bảo
tàng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Cụ thể hóa
các nội dung thành kế hoạch của ngành thực hiện hàng năm trên cơ sở gắn
với các giải pháp thực hiện.Tăng cường việc quản lý nhà nước về tổ chức
và hoạt động của hệ thống Bảo tàng theo quy định của Luật Di sản văn
hóa. Xây dựng đề cương trưng bày làm cơ sở xây dựng thiết chế Bảo tàng
tỉnh giai đoạn 2020-2022, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngành bảo tàng.
GH