Ảnh minh họa
Đồng thời, nhằm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 02/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Chương trình gắn với thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", triển khai theo hướng xã hội hóa, khai thác tối đa tiềm năng của các nguồn lực xã hội, tạo điều kiện cho các nguồn lực gắn kết, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, phù hợp định hướng phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh và cả nước.
Hàng hóa bình ổn thị trường, theo kế hoạch, nhóm mặt hàng cần tập trung bình ổn gồm (i) các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu gồm lương thực, thực phẩm thiết yếu gồm lương thực(gạo, mì gói, bún khô…); đường RE, RS; dầu ăn; thịt gia súc; thịt gia cầm; trứng gia cầm; thực phẩm chế biến; rau củ quả (ii) các mặt hàng mùa khai giảng năm học mới gồm tập vở; cặp, ba lô, túi xách; đồng phục học sinh; (iii) các mặt hàng sữa gồm sữa bột dành cho trẻ em; sữa bột dành cho bà mẹ mang thai; sữa bột chức năng (dành cho người cao tuổi, người bệnh, người gầy, giảm cân và bệnh tiểu đường); sữa nước dinh dưỡng bổ sung vi chất (gồm sữa nước, sữa chua uống).
Giá bán bình ổn thị trường, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường xây dựng và đăng ký giá bán bình ổn thị trường theo nguyên tắc xác định đầy đủ, chính xác cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá và đảm bảo thấp hơn giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách từ 5%-10% đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, từ 10%-15% đối với các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng, riêng mặt hàng sữa giá bán bình ổn thị trường đảm bảo tính hợp lý, ổn định và có khả năng dẫn dắt thị trường.
Trường hợp giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào tăng hoặc giảm từ 5% trở lên hoặc giá bán trên thị trường biến động giảm các doanh nghiệp được thực hiện điều chỉnh giá bán bình ổn thị trường nhưng phải đảm bảo giá bán bình ổn có tính hợp lý, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội. Trường hợp thị trường biến động do có hiện tường nâng giá gây khan hiếm giả tạo, doanh nghiệp tham gia Chương trình phải chấp hành việc cung ứng lượng hàng hóa có khả năng điều tiết thị trường theo sự điều phối của chương trình bình ổn.
Về mạng lưới bán hàng bình ổn thị trường, khuyến khích doanh nghiệp tham gia Chương trình đầu tư phát triển các loại hình phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi; chú trọng phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống, khu, cụm công nghiệp, các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh; tích cực tổ chức thực hiện các chuyến bán hàng lưu động và đẩy mạnh cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường đến các bếp ăn tập thể; chủ động tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mãi nhằm đẩy mạnh phân phối, xúc tiến tiêu thụ hàng hóa bình ổn thị trường.
Về phân công tổ chức thực hiện, Sở Công thương là cơ quan chủ trì triển khai Chương trình bình ổn thị trường, xây dựng danh mục các mặt hàng thiết yếu, lượng hàng phù hợp và tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa tham gia chương trình. Theo dõi sát diễn biến thị trường và tình hình cung - cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa tham gia chương trình, để kịp thời tham mưu các giải pháp điều tiết hàng hóa khi có dấu hiệu mất cân đối cung cầu cục bộ.
Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị kinh doanh đăng ký giá bán các mặt hàng thuộc diện bình ổn. Theo dõi tình hình giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn, điều chỉnh giá bán bình ổn thị trường kịp thời khi thị trường có biến động hoặc có văn bản đề nghị tăng, giảm giá của doanh nghiệp theo đúng quy định của chương trình. Phối hợp với các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của doanh nghiệp tham gia chương trình.
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chức năng khác như Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh, Sở Y tế, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tây Ninh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá để tổ chức có hiệu quả chương trình bình ổn thị trường.
Nội dung chi tiết xem tại đây.1553 ub.signed.pdf
Phương Dung