Ngoài những kết quả đã đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng đang có nhiều bất cập, như tỷ lệ các nhóm đối tượng ưu tiên học nghề không đạt như kế hoạch. Trong khi đó, xuất hiện hiện tượng học sai đối tượng ở những lớp đào tạo lái xe ôtô. Có trường hợp 59 tuổi mới đi học lái ôtô, với đối tượng này, học xong là để lái xe của chính nhà mình chứ không phải đi lái thuê- ông Quá nói. Những trường hợp khá giả, có điều kiện không thuộc nhóm ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Phát biểu tại buổi làm việc, một số ý kiến thành viên của Ban VH- XH tiếp tục đăt câu hỏi về tỷ lệ lao động có việc làm sau khi tham gia lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn (hơn 81%).
Học viên học nghề cạo mủ cao su- Ảnh minh hoạ |
Giải trình một số vấn đề do thành viên Ban nêu ra, lãnh đạo Sở LĐTB&XH cho biết, công tác giảm nghèo, đào tạo nghề có nhiều vấn đề được đặt ra, trong đó sự quan tâm của UBND các huyện, thành phố rất quan trọng.
Ông Quá cho biết thêm, Bộ LĐTB&XH đã từng có văn bản chỉ đạo không tổ chức đào tạo nghề khi chưa xác định được việc làm. Tuy nhiên, nhiều xã vẫn mở lớp vì liên quan đến xây dựng nông thôn mới.
Kết thúc buổi làm việc, bà Kim Thị Hạnh, Phó Trưởng Ban VH-XH HĐND tỉnh đề nghị lãnh đạo Sở LĐTB&XH xem lại các số liệu trong báo cáo để đảm bảo tính khách quan, chính xác hơn. Đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đây là vấn đề cần được nghiêm túc xem xét lại, vì nhiều địa phương cho biết, một số nghề sau khi học xong gần như không sử dụng.
Theo Báo Tây Ninh Online