HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn gặp không ít khó khăn

Thứ năm - 31/05/2012 00:00 85 0

Tiếp tục đợt giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết về phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2006-2010 trong lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh,  ngày 4.6.2008, Thường trực HĐND tỉnh đã có cuộc làm việc với Sở Khoa học &ø Công nghệ (KH & CN) và Sở Nông nghiệp &ø phát triển nông thôn (NN & PTNT).

Trên lĩnh vực KH & CN từ năm 2006 đến nay, Sở KH &CN đã và đang thực hiện 8 đề tài, dự án gồm: Dự án nông thôn miền núi: “Ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng mô hình sản xuất giống nấm và nấm thương phẩm góp phần nâng cao đời sống nông dân Tây Ninh”, đã được Bộ KH &CN nghiệm thu năm 2006. Kết quả của dự án đã cung cấp giống và kỹ thuật trồng nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ và nấm linh chi cho các hộ nông dân. Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN (thuộc Sở KH&CN) phối hợp với  các đoàn thề trong tỉnh tổ chức chuyển giao kỹ thuật trồng nấm được 30 lớp, với  trên 900  học viên tham dự; các đề tài đang triển khai gồm: “Nghiên cứu chọn lọc giống và xác định biện pháp kỹ thuật tổng hợp, nâng cao năng suất, phẩm chất mãng cầu Tây Ninh”; “Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng cơ giới hoá canh tác mía Tây Ninh”; “Nghiên cứu tuyển chọn các giống đậu phộng mới phục vụ cho sản xuất trên địa bàn Tây Ninh”; “Nghiên cứu sản xuất mãng cầu ta an toàn ở tỉnh Tây Ninh theo hướng GAP”;”Nghiên cứu tuyển chọn một số giống mía mới nhập nội có năng suất, chất lượng cao cho vùng thấp Tây Ninh”; “Dự án “Chuyển giao quy trình sản xuất cá lăng tại Tây Ninh” và Đề án “Chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008 -2010 và định hướng đến năm 2020” (đề án này chưa xét duyệt nội dung).

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại: Thủ tục lập các dự án, đề tài kéo dài, các chủ trương khuyến khích phát triển KH &CN còn thiếu đồng bộ, chưa cụ thể, chưa gắn KH&CN với đời sống; hoạt động nghiên cứu KH&CN về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh mới giải quyết vấn đề trước mắt, chưa đầu tư đúng mức những vấn đề cơ bản, lâu dài, có tính định hướng chiến lược, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới và làm tiền đề vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở địa phương; các đề tài, dự án còn mang tính bao cấp, không huy động được các nguồn vốn khác tham gia; trong quá trình triển khai thực hiện, còn một số chủ nhiệm đề tài, dự án chưa tích cực, thời gian thực hiện kéo dài, quyết toán kinh phí chậm; các cơ quan chủ trì chưa phát huy hết vai trò, chức năng trong việc đôn đốc chủ nhiệm đề tài thực hiện đúng tiến độ theo thuyết minh đề tài, dự án đã được duyệt.                       

Việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lãnh đạo Sở NN&PTNT báo cáo cho biết, thời gian qua đãõ đạt được một số kết quả: Giá trị sản xuất trên ha đất được nâng lên; Nâng cao hiệu quả sử dụng nước khi chuyển từ lúa sang cây trồng cạn. Về chăn nuôi trừ đàn trâu giảm, các loại gia súc chính của tỉnh đều tăng, sản lượng thịt, trứng sữa… đều tăng qua từng năm; Hình thành được vùng chăn nuôi bò sữa tại huyện Trảng Bàng; Đàn gia súc của tỉnh tương đối an toàn dịch bệnh. Công tác chuyển đổi cơ cấu vật nuôi đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Việc thực hiện các dự án thuộc chương trình giống của tỉnh đã góp phần nâng cao chất lượng con giống, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Về thuỷ sản, ngư dân đã chuyển dần từ nuôi cá tạp, quảng canh sang nuôi thâm canh một số loài có giá trị cao. Tốc độ tăng trưởng của thuỷ sản giai đoạn 2003-2007 bình quân hơn 10%/năm.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành NN&PTNT cũng gặp nhiều khó khăn: Điều kiện hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu việc chuyển đổi cây trồng; Ruộng đất Tây Ninh kém màu mỡ so với một số tỉnh khác; kinh nghiệm sản xuất của nông dân vẫn còn thấp; đất trồng lúa thường có thửa nhỏ, kém bằng phẳng nên khó cơ giới hoá; mức độ hợp tác trong sản xuất còn rất thấp; khâu giống trong sản xuất có tiến bộ, nhưng tỷ lệ sử dụng giống có chất lượng còn thấp so với yêu cầu; việc quy hoạch cây trồng chỉ mang tính chất định hướng, nên khi thực hiện cũng gặp trở ngại; đầu ra nông sản phẩm nhiều biến động bất thường; chất lượng nông sản phẩm chưa đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Trong chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm cũng bấp bênh, tốc độ tăng trưởng đàn gia súc chịu ảnh hưởng lớn bởi giá cả thị trường; quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán, chi phí cao, khó khăn trong việc phòng chống dịch bệnh; công tác quản lý Nhà nước về hoạt động quản lý giống vật nuôi chỉ đang thực hiện bước đầu; chưa quản lý được giống thuỷ sản; giá cả thuỷ sản nói chung chưa ổn định đã ảnh hưởng đến định hướng phát triển thuỷ sản của tỉnh.

 
Đoàn giám sát HĐND tỉnh đang làm việc vối lãnh đạo Sở NN & PTNT.
 


Từ những khó khăn trên, Sở NN&PTNT kiến nghị lãnh đạo tỉnh: Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nhất là lĩnh vực hạ tầng nông thôn và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá; tăng cường xúc tiến thương mại để tạo đầu ra ổn định hơn cho nông sản hàng hoá của tỉnh. Do gần đây diện tích cây cao su tăng rất mạnh lấn sang diện tích đất trồng mía và trồng điều, nên ngành chức năng đề nghị điều chỉnh lại định hướng phát triển một số cây trồng đến năm 2010. Cụ thể cây cao su đến năm 2007, đã đạt diện tích 57.430 ha (chỉ tiêu năm 2010 là 57.430 ha), đề nghị điều chỉnh lên 60.000 ha. Cây điều định hướng đến năm 2010 là 10.000 ha, nhưng đến nay diện tích cây điều giảm chỉ còn 4.763 ha, giảm so năm 2005 gần 1.000 ha, đề nghị điều chỉnh lại còn  không quá 5.000 ha; Cây thuốc lá đề nghị chỉnh lại còn không quá 5.000 ha so với định hướng đến năm 2010 là từ 8.000 -10.000 ha.

D.H
 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây