Đời sống của người dân nông thôn từng bước được cải thiện

Thứ sáu - 15/08/2014 00:00 145 0
Mục đích cuối cùng của xây dựng nông thôn mới là nâng cao thu nhập, qua đó cải thiện đời sống vật chất và nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân, vì vậy xác định lợi thế của việc tổ chức lại sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải được tiến hành đồng bộ, trong đó việc củng cố và phát triển kinh tế tập thể là điều kiện hình thành các mô hình sản xuất tập trung, hiệu quả và bền vững.

 

 

Nhìn lại trong ba năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, riêng lĩnh vực phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, Tây Ninh đã triển khai các chương trình khuyến nông, phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đã thực hiện tổng cộng 30 mô hình, dự án sản xuất trình diễn như: mô hình nhân giống lúa chất lượng, sản xuất dưa leo an toàn, rau an toàn, chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học, nuôi thâm canh cá rô đồng…

Trong đó chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới triển khai 12 mô hình; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hỗ trợ 6 mô hình; Chương trình khuyến nông 14 mô hình; Chương trình phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Hội Nông dân và Tỉnh đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức 54 lớp đào tạo, tập huấn cho 1.457 học viên với kinh phí 1.072 triệu đồng. Nhiều mô hình đã được triển khai ứng dụng có hiệu quả tại các xã điểm như: Phước Ninh (huyện Dương Minh Châu), xã Thanh Điền (huyện Châu Thành), hai xã Long Khánh và Tiên Thuận (huyện Bến Cầu); Quỹ giải quyết việc làm hỗ trợ xã Bến Củi (huyện Dương Minh Châu) 400 triệu đồng để triển khai mô hình nuôi dong đất; Xây dựng điểm mô hình sản xuất rau an toàn tại các xã Long khánh, Tiên Thuận (huyện Bến Cầu), xã Chà Là (huyện Dương Minh Châu) theo Quy hoạch sản xuất phát triển và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Trong 6 tháng đầu năm 2014, công tác xây dựng các mô hình, dự án, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tiêp tục triển khai các mô hình, dự án có hiệu quả như: sản xuất nấm bàu ngư (trình diễn 20,9 tấn nguyên liệu) tại thành phố Tây Ninh và các huyện Châu Thành, Hòa Thành, dự án khí sinh học (21 bể Biogas) tại ba xã Phước Ninh (huyện Dương Minh Châu), HưngThuận và Lộc Hưng (huyện Trảng Bàng); mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn vụ Đông- Xuân 2013-2014 thực hiện 2.657 hecta tại 12 xã của 6 huyện: Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Châu Thành, Hòa Thành, Dương Minh Châu; mô hình ản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Long Khánh (huyện Bến Cầu), Thanh Phước (huyện Gò Dầu) đã được cấp giấy chứng nhận, ngành nông nghiệp đang tiếp tục triển khai mô hình này tại các xã Long Thành Bắc (huyện Hòa Thành), An Tịnh (huyện Trảng Bàng).

Việc sản xuất ở nông thôn cũng được tổ chức sắp xếp lại theo hướng hợp tác. Trên địa bàn tỉnh tính đến cuối năm 2013 có 52 hợp tác xã, 1.334 tổ hợp tác lĩnh vực nông nghiệp, 10/7 xã điểm có tổ chức kinh tế hợp tác đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (đạt 59%) và có 29 hợp tác xã nông nghiệp (chưa tính hợp tác xã thủy lợi) đang củng cố và nâng chất một số mô hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả như: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tân Tiến (huyện Tân Châu), Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Bình (huyện Trảng Bàng), Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tân Long và Hợp tác xã nuôi rắn (huyện Dương Minh Châu), Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Rỗng Tượng, xã Thanh Phước (huyện Gò Dầu). Tại các xã điểm đã thành lập các tổ hợp tác như Tổ hợp tác se nhang xã Bến Củi và Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản xã Phước Ninh (huyện Dương Minh Châu), Tổ hợp tác trồng hành lá xã Tiên Thuận, Hợp tác xã cao su tiểu điền xã Trường Hoà (huyện Hòa Thành), Hợp tác xã dịch vụ giống cây trồng xã Bàu Đồn (huyện Gòa Dầu). Chương trình sản xuất rau an toàn đến nay đã xây dựng 11 mô hình với tổng diện tích 47,03 hecta, thu hút 209 hộ dân tham gia, trong đó có 5 hợp tác xã và 7 tổ liên kết sản xuất rau an toàn. Trong 6 tháng đầu năm 2014 thành lập mới 6 tổ hợp tác, tổng số 131 thành viên tham gia: 2 Tổ hợp tác trồng mì tại xã Tân Lập và Tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp xã Thạnh Bình (huyện Tân Biên), Tổ hợp tác nuôi cá nước ngọt tại xã Long Thành Nam và Tổ hợp tác nuôi bò sinh sản (huyện Hòa Thành), Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn xã Bến Củi; Liên minh Hợp tác xã tỉnh hướng dẫn hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Đại Phát đăng ký thương hiệu bánh tráng. Tính đến nay, tại 9 xã điểm của năm 2014 đều có tổ chứckinh tế hợp tác.

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong ba năm đã thực hiện 504 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, 15.704 học viên tham gia (bình quân 5.234 học viên/năm), trong đó có 10.902 đã học xong chương trình và đã có 8.107 người tìm được việc làm chiếm tỷ lệ 74,94% số lao động sau khi học nghề, trong có những nghề học xong tìm được việc làm như kỹ thuật trồng lúa đạt 96,42%, nghề đan lát ở huyện Trảng Bàng đạt 90%, nghề se nhang ở huyện Dương Minh Châu đạt 100%. Công tác đào tạo nghề góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề của tỉnh, so với tiêu chí xây dựng dựng nông thôn mới thì tiêu chí này Tây Ninh đã hoàn thành. Trong 6 tháng đầu năm 2014 công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm tiếp tục được thực hiện và đã đào tạo và giải quyết việc làm cho 13.397 lao động, đạt 66,98% kế hoạch năm 2014 (kế hoạch là 20.000 lao động).

Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai lồng ghép và tiến hành đồng bộ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.

Nhật Quang

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây