Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông

Thứ ba - 25/11/2014 00:00 156 0
Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa, khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình, hạnh phúc cho gia đình mình và cả những người khác.

 

 

 Theo thống kê, ở nước ta mỗi ngày có 30 người chết vì tai nạn giao thông. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe; không đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe máy; chở quá số người quy định, do máu “anh hùng rơm” của những thanh niên thiếu ý thức học tập, rèn luyện, chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ đã tụ tập đua xe, do sự vội vã của những người khi tham gia giao thông.

Hàng năm, để khắc phục hậu quả, giảm thiểu tai nạn giao thông, Nhà nước đã phải đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Ban An toàn Giao thông Quốc gia đã luôn đưa ra những thông điệp quen thuộc mà chúng ta thường nghe, đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên đường phố, … đó là “An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà” Vậy mỗi chúng ta đã làm gì, sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình và để đảm bảo an toàn và hạnh phúc của mình và của mọi người trong xã hội.

Trước hết chúng ta cần tiếp tục nêu cao ý thức chấp hành luật giao thông, tích cực tham gia xây dựng văn hóa giao thông không chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành động cụ thể, thiết thực để góp phần làm giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên. Trước khi tham gia giao thông phải kiểm tra mức độ an toàn của phương tiện

Phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông. Phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Nói không với mũ bảo hiểm kém chất lượng. Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường,… theo quy định, luôn luôn có thái độ chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.

Đảm bảo đúng tốc độ. Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải... đúng quy định. Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường. Phải biết giúp đỡ người bị tai nạn giao thông. Bảo vệ người thân, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp khỏi tai nạn giao thông bằng cách thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, phê bình, kiểm điểm việc chấp hành  luật giao thông. Bảo dưỡng định kỳ các phương tiện cẩn thận. Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông và thực hiện tốt quy ước “Bốn không, Ba có” mà Ủy Ban An toàn Giao thông quốc gia đã kêu gọi toàn dân thực hiện khi tham gia giao thông. “Bốn không” gồm: Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; Không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông, Không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; Không để xảy ra tai nạn khi tham ra giao thông.

“Ba gồm: có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thông; có ý thức trách nhiệm cao nhất với bản thân và cộng đồng; có hành vi ứng xử văn hoá, hợp tác giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông.

Thực hiện tốt các luật lệ về giao thông và thực hiện tốt “Bốn không, Ba có” theo quy ước của Ủy Ban ATGT Quốc gia là chúng ta đã góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đến mức thâp nhất và xây dựng văn hóa giao thông - đó là những hành vi xử sự có văn hoá, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện, tạo nên thói quen cư xử đúng pháp luật và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống, biểu hiện văn minh, hiện đại của con người khi tham gia giao thông.   

MN

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây