Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng - Phước Hoà

Thứ ba - 16/08/2016 09:00 33 0
Ban Chỉ huy Phòng, chống, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn công trình thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa vừa ban hành Quyết định 1981/QĐ-BCH phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn công trình thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa.

Theo đó, ông Phạm Văn Tân, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh làm Trưởng ban phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo cáo tình huống khẩn cấp: Bão, lụt, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cụm công trình đầu mối, an toàn hạ du thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh trong mưa lũ năm 2016.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh – Phó Trưởng ban Thường trực: Phụ trách công tác Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ vùng ven sông Sài Gòn thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong mùa mưa lũ năm 2016, quyết định điều hành xả lũ hồ Dầu Tiếng trong mùa mưa lũ theo quy trình vận hành liên hồ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy chế phối hợp; chủ động chuẩn bị tốt phương châm bốn tại chỗ của Thành phố Hồ Chí Minh để tham gia ứng cứu công trình khi có sự cố xảy ra theo lệnh của Trưởng ban.

Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương – Phó Trưởng ban: Phụ trách công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ vùng ven sông Sài Gòn và lòng hồ Dầu Tiếng thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương; chủ động chuẩn bị tốt phương châm bốn tại chỗ của Tỉnh để tham gia ứng cứu công trình khi có sự cố xảy ra theo lệnh của Trưởng ban.

Ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng- Phước Hòa - Ủy viên Thường trực xây dựng các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho công trình; ra quyết định tích, xả nước hồ theo quy trình; tổ chức trực ban 24/24h theo dõi hiện trạng, kiểm tra công trình trong mùa mưa bão năm 2016; báo cáo Trưởng ban và các Phó Trưởng ban diễn biến mưa, lũ trong lưu vực hồ, tình hình tích, xả nước hồ và những tình huống khẩn cấp do bão, lũ gây ra; chủ động chuẩn bị tốt phương châm bốn tại chỗ để ứng cứu giờ đầu khi công trình có sự cố.

Ông Võ Đức Trong, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh - Ủy viên tham mưu cho Trưởng ban về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; tham mưu cho Trưởng ban huy động các lực lượng Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của địa phương ứng cứu khi công trình có sự số.

Ông Lê Cảnh Dần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương - Ủy viên, tham mưu cho Phó Trưởng ban về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, tham mưu cho Phó Trưởng ban huy động các lực lượng Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của địa phương ứng cứu cho công trình, cứu hộ, cứu nạn khi cần.

Ông Nguyễn Văn Trực, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh - Ủy viên, tham mưu cho Phó Trưởng ban về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng- Phước Hòa, tham mưu cho Phó Trưởng ban huy động các lực lượng Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của địa phương ứng cứu cho công trình, cứu hộ, cứu nạn khi cần.

Ông Phan Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An - Ủy viên, xây dựng các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn dọc sông Vàm Cỏ Đông trong phạm vi tỉnh Long An khi công trình phải phân lũ, tham mưu cho Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh huy động cho các lực lượng Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của địa phương ứng cứu cho công trình, cứu hộ, cứu nạn khi cần.

Ông Phạm Văn Cao, Phó Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh - Ủy viên, phụ trách đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên toàn địa bàn; đảm bảo an ninh các công trình trọng điểm phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bao gồm: Vùng lòng hồ, đập chính, đập tràn, đập phụ, cống số 1, cống số 2 và cống số 3.

Ông Phan Thành Thắm, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tây Ninh - Ủy viên và ông Trương Đình Vũ, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước- Ủy viên được phân công đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mùa mưa bão.

Ông Lê Anh Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Phước - Ủy viên, tham mưu của Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của hệ thống công trình thủy lợi Phước Hòa, tham mưu cho Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh huy động các lực lượng Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của địa phương ứng cứu công trình, cứu hộ, cứu nạn khi cần.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh - Ủy viên, điều động lực lượng, phương tiện của Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh, Quân đoàn 4, Quân khu 7, trong công tác ứng cứu khi công trình có sự cố xảy ra và các tình huống khẩn cấp do thiên tai, lụt, bão gây ra, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Ông Võ Minh Trí, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Quân khu 7 - Ủy viên, điều động lực lượng, phương tiện của Bộ Tư lệnh Quân khu 7, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh, Quân đoàn 4 trong công tác ứng cứu khi công trình có sự cố xảy ra và các tình huống khẩn cấp do thiên tai, lụt, bão gây ra, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Ông Lê Văn Vĩ, Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh - Ủy viên, phụ trách trực tiếp công tác ứng cứu các tình huống khẩn cấp do thiên tai, lụt bão gây ra, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Quân đoàn 4, Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh, Công an tỉnh Tây Ninh lập kế hoạch phương án tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn hệ thống công trình.

Ông Ngô Thành Đồng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh - Ủy viên, phụ trách trực tiếp công tác ứng cứu các tình huống khẩn cấp do thiên tai, lụt bão gây ra, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Quân đoàn 4, Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy Bộ Biên phòng tỉnh Tây Ninh, Công an tỉnh Tây Ninh lập kế hoạch phương án tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn hệ thống công trình.

Ông Trần Thanh Liêm, Phó Giám đốc Công ty Điện lực tỉnh Tây Ninh - Ủy viên, đảm bảo nguồn điện liên tục trong suốt mùa mưa bão phục vụ cho công tác vận hành, bảo vệ công trình hồ Dầu Tiếng.

Ông Đặng Xuân Trường, Phó Giám đốc Công ty Điện lực tỉnh Bình Phước - Ủy viên, đảm bảo nguồn điện liên tục trong suốt mùa mưa bão phục vụ cho công tác vận hành, bảo vệ công trình hồ Phước Hòa.

Ông Đặng Văn Dũng, Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam bộ - Ủy viên, phụ trách công tác khí tượng, thủy văn, dự báo mưa bão trong khu vực, báo cáo kịp thời tình hình mưa, bão trong khu vực cho Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn công trình.

Ông Nguyễn Hải Sơn, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bình Phước - Ủy viên, phụ trách công tác khí tượng, thủy văn, dự báo mưa bão trong khu vực tỉnh Bình Phước. Báo cáo kịp thời tình hình mưa, bão trong khu vực cho Trưởng ban và Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn công trình.

Ông Dương Trọng Thành, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Tây Ninh - Ủy viên, phụ trách công tác khí tượng, thủy văn, dự báo mưa bão trong khu vực tỉnh Tây Ninh. Báo cáo kịp thời tình hình mưa, bão trong khu vực cho Trưởng ban và Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn công trình.

Ông Dương Văn Ư, Phó Chủ tịch UBND huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh - Ủy viên, xây dựng và chỉ đạo thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện, phương án di dời dân và tìm kiếm cứu nạn vùng ven sông Sài Gòn trên địa bàn huyện khi hồ xả lũ lớn; chủ động chuẩn bị tốt phương châm bốn tại chỗ khi cần là huy động được ngay; trực tiếp chỉ đạo các Phòng, ban trong huyện và Ban Chỉ huy Quân sự huyện phối hợp với Công ty TNHH MTV KTTL Dầu Tiếng – Phước Hòa ứng cứu giờ đầu khi công trình có sự cố xảy ra.

Ông Trần Thanh Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh - Ủy viên, xây dựng các phương án di dời dân và tìm kiếm cứu nạn vùng ven sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn huyện khi hồ xả lũ lớn, phân lũ; chủ động chuẩn bị tốt phương châm bốn tại chỗ khi cần huy động được ngay; trực tiếp chỉ đạo các Phòng, ban trong huyện và Ban Chỉ huy Quân sự huyện thực hiện việc di dời dân và tìm kiếm cứu nạn vùng ven sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn huyện khi hồ xả lũ lớn, phân lũ.

Ông Nguyễn Công Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương - Ủy viên, xây dựng và chỉ đạo thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện, phương án di dời dân và tìm kiếm cứu nạn vùng ven sông Sài Gòn trên địa bàn huyện khi hồ xả lũ lớn, chủ động chuẩn bị tốt phương châm bốn tại chỗ của huyện để tham gia ứng cứu công trình khi có sự cố xảy ra; trực tiếp chỉ đạo các phòng, ban trong huyện và Ban Chỉ huy Quân sự huyện phối hợp với Công ty TNHH MTV KTTL Dầu Tiếng – Phước Hòa ứng cứu giờ đầu khi công trình có sự cố xảy ra.

Theo Công ty TNHH một thành viên khai thác thuỷ lợi Dầu Tiếng - Phước hòa, hệ thống Thuỷ lợi Dầu Tiếng là hệ thống thuỷ nông có quy mô lớn nhất nước ta hiện nay với dung tích hồ chứa 1,58 tỷ m3. Hồ Dầu Tiếng nằm trên thượng nguồn sông Sài Gòn, cách TP. Hồ Chí Minh 100km đường bộ, nhiệm vụ chính của hệ thống là tưới phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, kết hợp dân sinh, chống xâm nhập mặn, bảo vệ môi trường. Hồ Dầu Tiếng được hình thành do chặn dòng thượng lưu sông Sài Gòn (thuộc huyện Dương Minh Châu) được xây dựng vào tháng 4 năm 1981 đến tháng 01 năm 1985 được đưa vào khai thác. Diện tích lòng hồ ước tính khoảng 27.000 ha trải qua 03 tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước.

Hồ thuỷ lợi Phước Hoà được khởi công xây dựng từ tháng 4 năm 2007, từ việc chặn dòng sông Bé, tại vị trí IA-3 thuộc xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Hồ có diện tích 2.077 ha, trải dài trên địa bàn các huyện Bình Long, Chơn Thành (Bình Phước) và Phú Giáo, Bến Cát (Bình Dương). Tổng kinh phí thực hiện hơn 5.500 tỷ đồng. Hồ Phước Hoà có nhiệm vụ điều tiết nước cho hồ Dầu Tiếng với dung lượng 75m3/s qua chiều dài kênh dẫn 40,5 km, đồng thời cung cấp nước tưới cho hàng nghìn ha thuộc tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh long An. Từ năm 2012 hồ Phước Hoà bắt đầu đi vào hoạt động, tạo thành công trình liên hoàn thuỷ lợi Dầu Tiếng - Phước Hoà.

An Ninh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây