(Ảnh: Quang cảnh hội nghị tổng kết công tác CCHC năm 2017, nguồn: tayninh.gov.vn)
Theo báo cáo của UBND tỉnh cho thấy, đối với chỉ số PAPI (Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh) năm 2017 Tây Ninh tăng 12 bậc so với năm 2016. Riêng Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) thì không xếp hạng thứ tự giữa các tỉnh mà chỉ đánh giá tỷ lệ phần trăm đạt được của các tỉnh. Theo đó, SIPAS năm 2017 của Tây Ninh đạt 79,76% (trong đó SIPAS của tỉnh cao nhất là 95,75%, tỉnh thấp nhất là 67,70% và giá trị trung vị là 79,76%).
Kết quả cụ thể của tỉnh Tây Ninh năm 2017 được kết xuất từ phần mềm của Bộ Nội vụ như sau:
Phân tích số liệu bảng trên cho thấy: Chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được xác định dựa trên tổng số 08 tiêu chí. Trong đó, có 07 tiêu chí được thực hiện thường xuyên hàng năm theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -2020, gồm: (1) Công tác chỉ đạo điều hành CCHC; (2) Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh; (3) cải cách thủ tục hành chính; (4) cải cách tổ chức bộ máy hành chính; (5) xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; (6) cải cách tài chính công; (7) hiện đại hóa nền hành chính và nội dung thứ (8) là tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Riêng tiêu chí thứ (8) gồm 02 tiêu chí thành phần là Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và Tác động của CCHC đến PT KT-XH của tỉnh.
Qua số liệu bảng trên cho thấy: Đối với 07 tiêu chí được thực hiện thường xuyên hàng năm theo Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 -2020 thì trong năm 2017, Tây Ninh có một số tiêu chí được đánh giá cao, đạt số điểm cao đó là: Cải cách tài chính công, cải cách thủ tục hành chính và công tác xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh. Bên cạnh đó, một số tiêu chí đạt điểm thấp như: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, hiện đại hóa hành chính.
Đối với tiêu chí thứ 8: Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khi phân tích theo bảng kết quả nêu trên thì Tây Ninh đạt kết quả khá cao là 87%. Tuy nhiên, vì tiêu chí thứ 8 bao gồm 02 tiêu chí thành phần là Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và Tác động của CCHC đến PT KT-XH của tỉnh. Trong đó, tổng điểm chỉ số SIPAS của Tây Ninh năm 2017 đạt là 11,96/12 điểm (rất tốt) và tổng điểm của chỉ số Tác động của CCHC đến PT KT-XH của tỉnh chỉ đạt 1,5/3,5 điểm (chưa tốt).
Đối với chỉ số PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) trong bảng PCI năm 2017, với điểm số 63,82/100 điểm, Tây Ninh xếp hạng thứ 19/63 tỉnh, thành trong cả nước, tăng 01 bậc so với năm 2016, vẫn ở nhóm khá. So với 07 tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ, Tây Ninh xếp hạng thứ 4, sau các tỉnh, thành phố là: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, năm 2017 Tây Ninh vẫn còn 03 chỉ số bị giảm điểm nhẹ so với năm 2016 chính là: Chỉ số cạnh tranh bình đẳng (giảm 0,2 điểm), chỉ số thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (giảm 0,07 điểm) và đặc biệt, chỉ số bị giảm điểm khá nhiều so với năm 2016 là chỉ số gia nhập thị trường (giảm 1,23 điểm), đây là chỉ số được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau (Thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp, thời gian thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, một số thủ tục tại Bộ phận Một cửa, ...). Để cải thiện chỉ số này, UBND tỉnh đã có kế hoạch phối hợp với chuyên gia của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẽ tổ chức phân tích, chỉ ra những điểm cần khắc phục cho cán bộ chủ chốt của tỉnh vào ngày 18/5/2018.
Đối với chỉ số PAPI (Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh) Tây Ninh đạt điểm số 37,34 (điểm cao nhất là 39,53), với điểm số này Tây Ninh xếp thứ 5/16 tỉnh, thành phố trong nhóm có điểm trung bình cao và xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố trong nhóm có điểm trung bình cao; và xếp thứ 21/63 tỉnh thành phố. Các chỉ số thành phần năm 2017 Tây Ninh bị giảm điểm là: sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở (dân trí, tri thức của công dân, cơ hội tham gia, chất lượng bầu cử, đóng góp tự nguyện) và tính công khai minh bạch (danh sách hộ nghèo, thu chi ngân sách xã/phường, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khung giá đền bù). Đây là những nội dung chúng ta có thể khắc phục được nếu có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị bằng những kế hoạch phối hợp cụ thể.
Hy vọng rằng, với những kết quả tích cực đạt được trong năm 2017, cùng với những giải pháp đề ra, sự quyết tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, các chỉ số PCI, PAPI và PAR INDEX tỉnh Tây Ninh năm 2018 và những năm tiếp theo sẽ được cải thiện rõ rệt hơn trong thời gian tới.
Phương Nhi