Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống bệnh khảm lá khoai mì làm việc tại Tây Ninh

Thứ hai - 11/03/2019 11:00 69 0
Trưa ngày 08/3, Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống bệnh khảm lá trên cây khoai mì do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm trưởng đoàn thực hiện việc kiểm tra công tác phòng, chống bệnh tại tỉnh Tây Ninh.

tiepBoNN1.jpg

Quang cảnh buổi làm việc

Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chiến, Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viênBan chỉ đạo về phòng, chống bệnh khảm lá khoai mì tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện và thành phố Tây Ninh.

tiepBoNN2.jpg

Đoàn khảo sát các mô hình tại ấp Hội An, xã Tân Hội, huyện Tân Châu

Trước khi làm việc với UBND tỉnh, Đoàn đã có chuyến khảo sát tại hai hộ ở ấp Hội An, xã Tân Hội, huyện Tân Châu thực hiện Mô hình sản xuất giống khoai mì sạch bệnh và Mô hình đánh giá tính chống chịu bệnh khảm lá của 203 dòng khoai mì.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kế hoạch sản xuất khoai mì tại Tây Ninh năm 2019 khoảng 59.600 ha. Tính đến ngày 06/3/2019, diện tích nhiễm bệnh khảm lá hiện diện trên đồng 36.182,2 ha(trong đó, năm 2018 chưa thu hoạch là 6.423,9 ha; vụ Đông xuân 2018 - 2019 là 29.758,3 ha) chiếm 93% diện tích xuống giống, phân bố tại các huyện Dương Minh Châu, Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên, Bến Cầu, Gò Dầu,Hòa Thành và huyện Trảng Bàng.

 tiepBoNN3.jpg

Giám đốc Sở NN và PTNT Võ Đức Trong báo cáo với đoàn

Cơ cấu các loại giống mì sản xuất chủ lực trên địa bàn tỉnh đã có thay đổi đáng kể như giống HLS-11 đã giảm 50%, giống KM 419 sản xuất chủ lực, chiếm 45% và tăng khoảng 10% so với cùng kỳ, giống KM 94 chiếm 31% và tăng nhẹ.

Trong vụ Đông xuân 2018 - 2019, mặc dù diện tích nhiễm bệnh chiếm trên 90% diện tích sản xuất nhưng mức độ nhiễm bệnh đã giảm mạnh, diện tích nhiễm nặng đến rất nặng chiếm khoảng 2% diện tích nhiễm do yếu tố thời tiết, ý thức người dân trồng giống sạch bệnh, mật số bọ phấn trắng trên đồng thấp, phun thuốc bảo vệ thực vật diệt côn trùng truyền bệnh,…

Mô hình sản xuất thử nghiệm giống khoai mì sạch bệnh tập trung với quy mô lớn (100 ha) bước đầu cho thấy mức độ nhiễm bệnh thấp hơn nhiều so với sản xuất đại trà; thực hiện thí điểm Mô hình sản xuất thử nghiệm giống khoai mì sạch bệnh với diện tích 160 ha nhằm tạo nguồn giống cung cấp cho sản xuất trong thời gian tới; Triển khai một số khu vực xuống giống tập trung, sử dụng nguồn giống sạch bệnh và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch ngay từ đầu vụ; Khẩn trương thực hiện Đề tài "Xây dựng giải pháp phòng trừ tổng hợp bệnh khảm lá khoai mì tại Tây Ninh"; Phối hợp với Viện Di truyền đang trồng khảo sát thử nghiệm khoảng 250 dòng/giống trên địa bàn huyện Tân Biên, trong đó có 50 dòng do Ciat nhập vào Việt Namvà nhiều giống sưu tập ở Việt Nam; Cắt giảm vụ sản xuất khoai mì trên địa bàn tỉnh, vận động người dân sản xuất cùng thời vụ, chỉ trồng 02 vụ/năm.

Tuy nhiên do cây mì là loại cây trồng chủ lực, dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, có nguồn tiêu thụ ổn định, sản xuất có lãi so với một số loại cây trồng khác nên người dân vẫn chọn để trồng dù khan hiếm nguồn giống sạch bệnh cung cấp cho sản xuất đại trà, chưa có giống mì chống chịu với bệnh khảm lá và hầu hết nông dân không tiêu hủy cây/diện tích bệnh dẫn đến khó khăn trong công tác dập dịch.

Tỉnh đề ra giải pháp phòng, chống dịch trong thời gian tới là tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động người sản xuất xuốnggiống đồng loạt, tập trung từng khu vực sản xuất; sử dụng giống ít nhiễm bệnh; tiêu hủy cây mì bị bệnh và tàn dư sau thu hoạch, không sử dụng cây trên ruộng bệnh để làm giống; Nghiên cứu cách để phun thuốc trừ bọ phấn trắng giai đoạn cây lớn đạt hiệu quả; Xây dựng chuỗi giá trị liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ để nâng giá trị sản xuất...

Tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôngiới thiệu nguồn cung cấp giống sạch bệnh ngoài tỉnh để chuyển về cung cấp cho nhu cầu sản xuất của người dân; tiếp tục thực hiệnMô hình sản xuất nguồn giống sạch bệnh trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu tại địa phương.

Đại diện Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam khuyến nghị tỉnh cần xây dựng hệ thống nhân giống, có điểm nhân giống sạch như các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai; đa dạng hóa sinh học trong nguồn giống đảm bảo yêu cầu sạch bệnh; khảo nghiệm các giống có triển vọng; luân canhcây trồng, quản lý thời vụ, giống, trừ bọ phấn trắng bằng thuốc bảo vệ thực vật và áp dụng quy trình sản xuất chuẩn để dần giảm được áp lực bệnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chiếnkiến nghị Bộ Nông nghiệp quan tâm, tạo ra lượng giống sạch nhiều hơn hỗ trợ cho Tây Ninh cũng như hỗ trợ cho Tây Ninh mở rộng diện tích trồng thử nghiệm, đồng thời có giải pháp phối hợp với nước Campuchia trong việc phòng, chống bệnh này một cách hiệu quả.

Từ chuyến khảo sát thực tế và qua trao đổi, Thứ trưởngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanhđánh giá cao tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo sát sao công tác phòng,chống bệnh khảm lá trên cây mì thời gian qua và cho rằng các mô hình doBộ tổ chức trong gấp rút màTây Ninh đã thực hiện khá tốt. Nhìn chung, mức độ nhiễm bệnh có giảm.

tiepBoNN4.jpg

Thứ trưởngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh phát biểu chỉ đạo

Thứ trưởng đề nghị Ban Chỉ đạo tỉnh đốc thúc cả hệ thống chính trị, các ban, ngành cùng đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, quan tâm về giống, sử dụng hiệu quả mô hình màBộ đưa về thực hiện trên địa bàn tỉnh để nhân rộng trên các địa phương trong tỉnh; đồng thờinhân mạnh giống lành bệnh ở Đồng Nai đưa về Tây Ninh trồng thử nghiệm.Bộ sẽ hỗ trợ tiếp cho tỉnh nhân rộng Mô hình sản xuất thử nghiệm giống khoai mì sạch bệnh tập trung với quy mô lớnvà phải làm nhanh. Thứ thưởng đề nghị trước mắt tỉnh nên tiếp tục sử dụng giống KM419. Cùng lúc đó, các cơ quan chuyên môn cần tiếp tục nghiên cứu, tìm ra giống sạch bệnh, tạo sự đa dạng giống mì cho bà con.

Song song đó, phải diệt bọ phấn trắng và tập trung thực hiện thật tốt công tác tuyên truyền, thường xuyên cập nhật thông tin kịp thời bằng nhiều hình thức sinh động nhằm thu hút sự quan tâm của bà con nông dân, nhất là tọa đàm trên truyền hình mang lại hiệu quả thiết thực. Thứ trưởng cũng cho chủ trương sẽ phối hợp với nước Campuchia tổ chức hội nghị cùng trao đổi để công tác phòng, chống bệnh hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Ngay sau chỉ đạo của Thứ trưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chiến đã giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cụ thể hóa ngay những nội dung đó để triển khai quyết liệt nhằm khống chế, kéo giảm bệnh trong thời gian tới vì cây mì vẫn đang là cây trồng chủ lực của tỉnh, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh.

XV

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây