Triển khai, nhân rộng mô hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ sáu - 01/09/2017 17:00 39 0
Qua sơ kết 06 tháng việc triển khai xây dựng điểm mô hình “Đồng bào ấp Chăm tham gia giữ gìn an ninh trật tự” tại ấp Chăm, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh cho thấy, công tác triển khai xây dựng mô hình này là phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc giữ gìn an ninh, trật tự trong đồng bào dân tộc ấp Chăm.

Ban điều hành mô hình đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Chăm nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật, ý thức tự phòng, tự quản, tham gia giữ gìn ANTT trong ấp đã nâng lên rõ rệt, có trên 72% người dân tộc trong ấp Chăm hiểu biết trách nhiệm, tích cực tham gia mô hình, đã cung cấp cho lực lượng Công an 19 nguồn tin về ANTT, giúp Công an xã xử lý 14 đối tượng sử dụng ma túy trái phép, vận động 15/20 thanh thiếu niên dân tộc Chăm không còn chạy xe lạng lách, nẹt pô, uống rượu bia gây rối..., ngăn chặn kịp thời 02 trường hợp tảo hôn, hòa giải thành 06 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân trong ấp..., kết quả hoạt động mô hình đã được các Già làng, cả Chùa, người có uy tín trong cộng đồng ấp Chăm đánh giá cao, đồng tình ủng hộ và đề nghị chính quyền cho triển khai nhân rộng mô hình phong trào trong đồng bào các dân tộc thiểu số để tạo điều kiện cho đồng bào tham gia giữ gìn ANTT, tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về ANTT trong dân tộc mình.

Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện vẫn còn một số hạn chế. Công tác tuyên truyền về hoạt động của mô hình chưa sâu rộng, cán bộ tuyên truyền chưa thông thạo ngôn ngữ dân tộc Chăm nên chưa truyền tải hết nội dung cần tuyên truyền; quy chế hoạt động của mô hình còn nhiều nội dung chưa phù hợp với đặc điểm sinh hoạt của đồng bào Chăm; chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ cho mô hình hoạt động; sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể với Ban điều hành mô hình chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Để tổ chức triển khai nhân rộng mô hình này trong đồng bào dân tộc Chăm và tổ chức xây dựng các mô hình mới trong đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có hiệu quả, ngày 31/8/2017, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2322/UBND-NC yêu cầu UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội; Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai, nhân rộng mô hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong đồng bào dân tộc thiểu số.

 Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp với ngành Công an tiếp tục tuyên truyền về hiệu quả triển khai hoạt động mô hình trong đồng bào dân tộc thiểu số ấp Chăm tham gia giữ gìn ANTT thời gian qua, thường xuyên tuyên truyền về công tác triển khai nhân rộng mô hình trong đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của đồng bào dân tộc tích cực tham gia giữ gìn ANTT trong dân tộc mình và ở địa phương nơi cư trú.

Công an tỉnh chủ động rà soát, điều chỉnh nội dung, trình tự, thủ tục, các bước tiến hành xây dựng mô hình trong đồng bào dân tộc thiểu số để hướng dẫn các địa phương thống nhất thực hiện, trước mắt điều chỉnh Quy chế hoạt động mô hình “Đồng bào ấp Chăm tham gia giữ gìn an ninh trật tự” theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm sinh hoạt của dân tộc Chăm để nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình. Tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình phong trào trong đồng bào dân tộc thiểu số và trong các tôn giáo, phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện, nhất là việc dành kinh phí trong lĩnh vực ANTT hỗ trợ cho các mô hình hoạt động. Phối hợp với cấp ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội, các Sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương tham mưu UBND tỉnh chọn điểm triển khai xây dựng mô hình phong trào trong đồng bào dân tộc thiểu số còn lại, chú ý việc triển khai mô hình phải được tiến hành chặt chẽ, phù hợp với điều kiện sinh sống cùa đồng bào dân tộc để phát huy hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện cho đồng bào tự chủ về ANTT tại địa phương mình. Chủ động biên soạn tài liệu về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, tệ nạn xã hội để tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANT, tài liệu phải ngắn gọn, dễ hiểu.

UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cung cấp tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc, vận động người có uy tín trong dân tộc thiểu số trên địa bàn tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Vận động người có uy tín tham gia Ban điều hành các mô hình phong trào để huy động đồng bào dân tộc tích cực, tự giác tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương; nghiên cứu triển khai xây dựng mô hình trong đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn; chỉ đạo UBND cấp xã dành một phần kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về ANTT hỗ trợ cho mô hình hoạt động, để nâng cao hiệu quả của từng mô hình. Các địa phương có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống (Tân Châu, Tân Biên và thành phố Tây Ninh) chỉ đạo lực lượng Công an cùng cấp chủ động khảo sát, phối hợp với MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, UBND cấp xã tổ chức triển khai xây dựng, hoạt động mô hình trong đồng bào dân tộc Chăm (nghiên cứu vận dụng việc triển khai xây dựng mô hình “Đồng bào ấp Chăm tham gia giữ gìn an ninh trật tự” tại ấp Chăm, xã Suối Dây, huyện Tân Châu) để tổ chức thực hiện. UBND huyện Tân Biên và huyện Châu Thành chỉ đạo Công an huyện phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc triển khai xây dựng mô hình “Đồng bào dân tộc Khmer tự phòng, tự quản về ANTT”; tiếp tục chỉ đạo nhân rộng ra trong các dân tộc thiểu số khác sinh sống trên địa bàn.

Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tố chức chính trị xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành Công an tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, nhất là người cỏ uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia Ban điều hành các mô hình phong trào để nâng cao hiệu quả hoạt động của từng mô hình.

MN

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây