Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật phòng, chống mua bán người

Thứ năm - 06/11/2014 00:00 77 0
Để phòng ngừa và đấu tranh một cách đầy đủ, toàn diện và hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người, Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người đã xác định một loạt các hành vi cần được phòng, chống. Những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 3 này có thể được phân định thành 03 nhóm các hành vi với những hình thức vi phạm và mức độ cần được phòng, chống khác nhau.

 

 

 Nhóm các hành vi đầu tiên và cũng được xem là nhóm hành vi cốt lõi mà Luật này cần phòng, chống đó là hành vi mua bán người và các hành vi liên quan trực tiếp đến việc mua bán người. Nhóm các hành vi này bao gồm 05 hành vi được quy định cụ thể tại Điều 3 của Luật, bao gồm: Mua bán người theo quy định tại Điều 119 (Tội mua bán phụ nữ)  và Điều 120 (Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em Bộ luật hình sự; Chuyển giao, tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành kể trên; Cưỡng bức người khác thực hiện hành vi ; Môi giới để người khác thực hiện hành vi kể trên.

Đây là những hành vi vi phạm được coi là phạm tội mua bán người đơn lẻ đã được quy định tại Điều 119 và Điều 120 Bộ luật hình sự, hoặc là những hành vi vi phạm mang tính đồng phạm đơn giản lẫn những hành vi mua bán người có tổ chức, mang tính chuyên nghiệp xảy ra trong nước hoặc xuyên quốc gia, hoặc là  hành vi vi phạm một tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với hành vi mua bán người. Vì thế, những hành vi này được xem là những hành vi trọng tâm nhất, nòng cốt nhất cần được phòng, chống trong Luật này.

Nhóm các hành vi thứ hai là các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người được quy định từ khoản 6 đến khoản 11 Điều 3 của Luật, như “trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người tố giác, người tố cáo, người làm chứng, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này”, “lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật”, “cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này”, “kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân”, “giả mạo là nạn nhân, Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân...

Việc quy định những hành vi bị nghiêm cấm này có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để xử lý người vi phạm. Chính vì vậy mà những hành vi bị cấm cần mang tính khái quát cao và phải bao quát toàn bộ lĩnh vực phòng, chống mua bán người nhằm bảo đảm công tác phòng, chống mua bán người được thực hiện một cách thuận lợi, có hiệu quả và xử lý nghiêm đối với những người vi phạm.

Nhóm các hành vi thứ ba là những hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này. Quy định này nhằm phòng, chống tất cả các hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này nhưng không thuộc một trong hai nhóm các hành vi vi phạm kể trên./.

                                                                                                    HXL

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây