Quân và dân Tây Ninh khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước ổn định đời sống, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và giúp tỉnh Kongpong Chàm (Campuchia) hồi sinh (1975-1985)

Thứ bảy - 03/09/2016 16:00 356 0
Khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước ổn định đời sống của nhân dân (1975-1985)

​Sau thắng lợi 30/4/1975, Tỉnh ủy Tây Ninh đã lãnh đạo việc tiếp quản toàn bộ địa bàn mới giải phóng, thành lập các ủy ban quân quản từ tỉnh đến xã, để nhanh chóng khôi phục và ổn định các mặt hoạt động, sinh hoạt của nhân dân, đập tan những âm mưu tuyên truyền xuyên tạc phá hoại của địch. Sau giải phóng, 60/73 xã trong toàn tỉnh bị tàn phá hoàn toàn.

bodoi_tanggia.jpg

Tháo gỡ bom mìn của Mỹ - ngụỵ đế lấy đất sản xuất.

Cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội không có gì đáng kể, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

dancu_1980.jpg

Một góc khu dân cư trong những năm 1980.

xoamuchu.jpg

Lớp xóa mù chữ ở Gò Dầu.

Trong những ngày đầu mới giải phóng, kẻ thù vẫn ngấm ngầm chống phá, thiên tai liên tiếp xảy ra làm cho nền kinh tế Tây Ninh vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Tỉnh ủy Tây Ninh đã chỉ đạo sắp xếp lại sản xuất, phát động phong trào quần chúng làm thủy lợi để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thực hiện cải tạo nông, công, thương nghiệp; giải quyết việc làm cho người lao động, từng bước ổn định đời sống nhân dân.

chebienduong.jpg

Cơ sở chế biến đường (Lò đường thủ công).

trongmi.jpg

Nông dân đang trồng mì.

Trong 10 năm (1975 -1985), Đảng bộ Tây Ninh lãnh đạo vừa khắc phục hậu quả chiến tranh sau 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, vừa chiến đấu chống bọn Pôn Pốt - Iêng Xary ở biên giới Tây Nam bảo vệ Tổ quốc, vừa trấn áp bọn phản động giữ vững an ninh trật tự trong nội địa, vừa tập trung xây dựng kinh tế - xã hội.

thicongdien.jpg

Thi công đường dây điện thoại trần của Bưu Điện tỉnh trong những năm 1980.

thicongdien1.jpg

Thi công đường dây điện ở nông thôn.

Đây là thời kỳ Tây Ninh gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh, quân dân Tây Ninh vượt qua muôn vàn khó khăn góp phần tích cực trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, giúp tỉnh Kongpong Chàm (Campuchia) hồi sinh bằng chính sức của mình. Song song đó, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh cơ bản được khôi phục, tuy còn hạn chế nhưng phần nào cũng giải quyết được những khó khăn sau chiến tranh, đời sống nhân dân dần đi vào ổn định, tạo cơ sở ban đầu cho công cuộc đổi mới trong giai đoạn sau.

bachoatonghop.jpg

Cửa hàng Bách hóa tổng hợp Tây Ninh - trung tâm phân phối hàng hóa của ngành thương nghiệp trong những năm 1980.

Bên cạnh những kết quả trong cải tạo công, thương nghiệp, trên lĩnh vực nông nghiệp cũng đã có nhiều công trình thủy lợi lớn được đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất. Trong đó, trọng tâm, nổi bật là xây dựng công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng, một công trình thủy nông lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với mặt nước rộng 27.000 ha, chứa 1,58 tỷ m3 nước, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho 58.000 ha đất trong tỉnh; cung cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt cho các tỉnh Long An, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.

thicongbang.jpg

Thi công bằng cơ giới trên công trình hồ Dầu Tiếng.

daodapkenh.jpg

Hàng vạn lao động có mặt trên công trường đào đắp các tuyến kênh nội đồng.

Công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng được xây dựng trên vùng đất của huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) và một phần của huyện Dầu Tiếng (Bình Dương). Sau gần 4 năm khởi công xây dựng từ ngày 29/4/1981 đến ngày 10/01/1985, công trình chính thức đi vào hoạt động.

Đây là một công trình tâm huyết, thể hiện "ý Đảng lòng dân”, tập hợp nguồn nhân, vật lực to lớn trong toàn tỉnh. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành, đã huy động hơn 454.261 lượt đoàn viên thanh niên tham gia, thực hiện 14.910.000 ngày công, đào đắp 11.681.000m3 đất, 53.977m3 bê-tông và đá xây.

Trên công trình đã xuất hiện hàng trăm đoàn viên thanh niên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, 1.450 kiện tướng lao động, 439 đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng, 10.467 thanh niên được kết nạp vào Đoàn, 51.099 thanh niên trở thành hội viên Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.

Việc xây dựng hồ Dầu Tiếng đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, góp phần thay da đổi thịt vùng đất Tây Ninh hoang hóa, cằn cỗi, bị tàn phá trong chiến tranh thành những cánh đồng trù phú với các loại cây trồng thế mạnh, hình thành các vùng chuyên canh mía, mì, đậu phộng, cao su,...


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây