Ở Việt Nam cứ mỗi ngày qua, tai nạn giao thông lại cướp đi sinh mạng của hơn 20 người và làm cho gần 70 người lâm vào cảnh tàn phế suốt đời. Tai họa ập đến bất ngờ này mạng đến sự đớn đau tột cùng cho hàng trăm gia đình Việt Nam mỗi ngày. Đây là điều không thể chấp nhận được với một dân tộc đang sống trong hòa bình. Hàng năm, gia đình nạn nhân và ngân sách quốc gia phải chịu thêm gánh nặng hàng tỷ đồng để khắc phục hậu quả của tại nạn giao thông. Điều đó đe dọa nghiêm trọng đến cơ hội phát triển của hàng chục ngàn gia đình, đến những thành quả của tăng trưởng kinh tế và làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn trong mắt bạn bè, đối tác.
Trong rất nhiều những nguyên nhân để xảy ra tai nạn giao thông thì nguyên nhân chủ yếu là do người điều khiển phương tiện giao thông chạy quá tốc độ, đi không đúng phần đường, tránh vượt sai quy định, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông… Về sâu xa do công tác quản lý Nhà nước về TTATGT còn nhiều tồn tại, chậm được khắc phục, công tác quản lý vận tải, quản lý lái xe còn nhiều yếu kém, đồng thời do việc thực thi pháp luật về TTATGT của các lực lượng chưa nghiêm. Bên cạnh đó việc thi công chậm tiến độ, nâng cấp các tuyến đường kéo dài, nhiều đoạn đường thi công kém chất lượng, chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông xuống cấp cộng với tình trạng xe quá trọng tải diễn ra phổ biến đã góp phần làm gia tăng yếu tố mất an toàn giao thông.
Trong tháng 9 đầu năm 2014, cả nước ta đã xảy ra 1.989 vụ tai nạn giao thông, làm chết 696 người, làm bị thương 2.073 người. So với cùng kỳ năm 2013 giảm 414 vụ, giảm 14 người chết, giảm 349 người bị thương. Tính cả chín tháng đầu năm nay, số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đều giảm so với cùng kỳ năm 2013. Chín tháng qua, tính trung bình mỗi ngày trên toàn quốc vẫn có 25 người thiệt mạng và 65 người bị thương do tai nạn giao thông.
Có thể thấy rằng tai nạn giao thông không loại trừ một ai. Di chứng của tai nạn giao thông là nỗi ám ảnh không thể xóa nhòa trong ký ức của mỗi người thân, bạn bè, người bị nạn, khiến xã hội cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Có dịp đến thăm và tận mắt chứng kiến cuộc sống hiện tại của gia đình những nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra mới thấu hiểu nỗi đau thương, mất mát mà họ phải gánh chịu.
Khi nhắc đến hoàn cảnh, chị Phạm Thị Nga, sinh năm 1974, trú tại tổ 15, Khu phố I, Thị trấn Tân Châu nghẹn ngào kể lại với chúng tôi: vợ chồng chị sinh sống tại huyện Tân Châu đã hơn 10 năm nay. Chồng chị trước đây từng làm giáo viên, những do đồng lương ít ỏi nên anh nghỉ dạy và đi làm đủ nghề từ làm mướn cho đến chạy xe honda ôm, còn chị đi hàng ngày đi bán vé số. Nhiều năm nhưng vợ chồng chị vẫn chưa thể mua nổi miếng đất cất nhà mà vẫn phải đi ở mướn. Cuộc sống tuy thiếu trước hụt sau nhưng vẫn trôi qua trong hạnh phúc. Cuộc sống tưởng chừng cứ qua đi nếu như không có cái định mệnh ấy, ngày tai họa ập đến với gia đình chị. Vào khoảng 17 giờ ngày 24.9.2012, khi đang ở nhà chuẩn bữa cơm tối cho cả gia đình thì chị nhận được tin dữ: chồng chị bị tai nạn giao thông. Mới đầu chị cứ nghĩ đó chỉ là va quẹt bình thường, cho đến khi vào đến hiện trường thì một cảnh tưởng hãi hùng xảy ra trước mắt chị, chồng chị bị một chiếc xe tải cán chết tại chỗ, thi thể không còn nguyên vẹn. Nghe người ta kể lại vào thời điểm đó anh Phùng Văn Thái, 44 tuổi, sau khi chạy xe ôm chở khách về đến đoạn đập Tha la thuộc địa bàn ấp 4 xã Suối Dây, xe mô tô của anh điều khiển đã xảy ra va quẹt với một chiếc xe mô tô khác đi ngược chiều, ngay khi anh vừa té xuống đường thì một chiếc xe tải chạy từ phía sau đến không kịp thắng đã cán qua người anh.
Không có gì đau đớn hơn việc người thân trong gia đình qua đời đột ngột như vậy. cuộc sống đối với 4 mẹ con chị tưởng chừng không gượng dậy nổi, nhưng nghĩ đến các con, chị Nga lại phải đứng lên. Mặc dù hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn nhưng các con của chị vẫn rất ngoan hiền và biết nghe lời. Sau khi chồng qua đời vì tai nạn giao thông, người con trai lớn của chị đang học lớp 8 cũng phải nghỉ học ở nhà đi làm mướn phụ mẹ nuôi các em ăn học. Người con thứ hai hiện đang học lớp 7 tại trường THCS Thị trấn. Ngoài thời gian học, bé Phùng Thoại Mỹ còn phải đi bán vé số phụ mẹ kiếm tiền, không có nhiều thời gian để tự học ở nhà nhưng 6 năm học qua cũng là từng ấy năm em đạt danh hiệu học sinh giỏi, đứa con gái út cũng sắp bước vào mẫu giáo.
May mắn hơn hoàn cảnh chị Nga nhưng anh Nguyễn Thái Lan, sinh năm 1973, ngụ tổ 10, ấp Tân Bình, xã Tân Hiệp, huyện Tân Châu vẫn phải mang trên mình thương tật suốt đời do tai nạn giao thông. Trong một lần đi thăm người thân cách đây đúng một năm, xe mô tô do anh điều khiển đã bị một chiếc xe ô tô cùng chiều gây tai nạn, điều đáng nói là tai nạn xảy ra trong tình trạng trên người anh có hơi men. Hậu quả phải nằm viện hết 1 tháng với chi phí điều trị trên 60 triệu đồng anh mới được trở về nhà với tình trạng bị cụt một chân và phải nằm ở nhà hơn 4 tháng nữa mới di chuyển được bằng nạng. Là lao động chính trong gia đình nên từ ngày bị tai nạn giao thông gia đình anh Lan lâm vào cảnh khó khăn thiếu thốn. Gia đình mới được địa phương xét thuộc diện hộ nghèo Trung ương, không có đất sản xuất, vợ anh hàng ngày đi cạo mủ mướn. Không đầu hàng số phận, với đôi nạng trên tay hàng ngày anh Lan vẫn đi bán vé số phụ vợ kiếm tiền nuôi 2 con ăn học. Khi nhắc lại cái đêm tai nạn đó anh Nguyễn Thái Lan vẫn không khỏi rùng mình (Anh cho biết)
Công Điều