Tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022 của ngành Thanh tra

Thứ tư - 12/01/2022 23:00 161 0
Sáng ngày 12/01/2022, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022 của ngành Thanh tra.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Thanhtra-tongket-1.jpg 
Thanhtra-tongket-2.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tây Ninh
Tham dự tại điểm cầu Tây Ninh có ông Dương Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Trần Văn Minh Trí - Chánh Thanh tra tỉnh, cùng lãnh đạo Ban tiếp công dân tỉnh và các phòng, ban thuộc Thanh tra tỉnh.
Năm 2021, ngành Thanh tra đã nỗ lực cố gắng, vượt qua khó khăn, đoàn kết, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Toàn ngành đã triển khai gần 7.000 cuộc thanh tra hành chính và hơn 170.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế gần 180.000 tỷ đồng, 9.258 ha đất; trong đó kiến nghị thu hồi gần 22.700 tỷ đồng và 811 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý hơn 156.000 tỷ đồng, 8.447 ha đất; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 437 vụ, 259 đối tượng.
Riêng Thanh tra Chính phủ tiến hành 47 cuộc thanh tra, tập trung vào công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành trung ương; việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở... Kết quả qua 14 cuộc thanh tra đã ban hành kết luận, phát hiện sai phạm về kinh tế gần 5.000 tỷ đồng, 2.960 ha đất; trong đó đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 1.770 tỷ đồng, 573 ha đất; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý 3.194 tỷ đồng, 2.387 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính nhiều tổ chức, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 17 vụ, 07 đối tượng.
Đặc biệt, Thanh tra Chính phủ đã tập trung ban hành kết luận một số cuộc thanh tra dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như: việc sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao, đấu thầu thuốc chữa bệnh; công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị; việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại Tp. Hồ Chí Minh,
Trong công tác tiếp công dân, trong năm 2021, có hơn 300.000 lượt người đến cơ quan hành chính nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (giảm 21,9% so với năm 2020), với tổng số người được tiếp là 327.983 người về 238.510 vụ việc (giảm 21,9%), có 2.451 đoàn đông người (giảm 29,8%).
Năm 2021, tổng số vụ việc tham nhũng phát hiện 51 vụ việc, 83 người; trong đó, qua hoạt động kiểm tra nội bộ phát hiện 15 vụ, 25 người; qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 20 vụ, 39 người; qua giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 16 vụ, 19 người liên quan đến tham nhũng.
Thanhtra-tongket-3.jpg 
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo hội nghị (ảnh Chính phủ)
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng và cũng chia sẻ với những khó khăn của ngành trong thời gian qua. Bên cạnh kết quả đạt được, Phó Thủ tướng lưu ý những tồn tại, hạn chế mà ngành Thanh tra cần tiếp tục khắc phục, như công tác tiếp dân hiệu quả chưa cao; giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế; kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra còn hạn chế…
Phó Thủ tướng yêu cầu, năm 2022, Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành, địa phương rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra cho phù hợp tình hình cả nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid- 19; tập trung thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng; chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Hệ thống thanh tra tiếp tục thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Nâng cao hiệu quả việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tập trung tất cả các lĩnh vực, trong đó cần chú trọng thanh tra những lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao hoặc có nhiều dư luận về tham nhũng. 
DP



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây