Từ năm 2018 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Ban quản lý rừng vẫn chưa chủ động nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh mô hình trồng rừng phù hợp với các vùng đất ngập nước theo mùa và đất sỏi phún nhằm đưa diện tích đất này vào quản lý, sử dụng đúng mục đích, đảm bảo tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái. Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Ban quản lý rừng: Nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh mô hình trồng rừng thí điểm tại các vùng đất ngập nước theo mùa và đất sỏi phún, trước ngày 30/7/2022.
Đối với khu vực biên giới: Khẩn trương rà soát, kiểm tra và tổ chức trồng rừng trong năm 2022.
Đối với đường ranh nông lâm: BQL Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát: Khẩn trương xác định đường ranh nông lâm theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1267/UBND-KT ngày 18/4/2022 về việc tham mưu UBND tỉnh các nội dung liên quan đến dự án làm mới 10 km đường ranh nông lâm; BQL Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng: Khẩn trương hoàn chỉnh đề xuất chủ trương thuê đơn vị tư vấn và phê duyệt Đề cương, dự toán xác định ranh giới, cắm mốc ngoài thực địa giữa đất BQL Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng với đất địa phương, đất Công ty TNHH MTV KTTL Dầu Tiếng – Phước Hòa theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 3986/TB-VP ngày 03/6/2022 của Văn phòng UBND tỉnh về ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Trần Văn Chiến tại cuộc họp cho ý kiến đối với đề xuất cho chủ trương thuê đơn vị tư vấn và phê duyệt Đề cương, dự toán xác định ranh giới, cắm mốc ngoài thực địa giữa đất BQL Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng với đất địa phương, đất Công ty TNHH MTV KTTL Dầu Tiếng – Phước Hòa.
Đối với diện tích 1,78ha: Đề nghị UBND huyện Châu Thành khẩn trương đưa vào trồng rừng trong năm 2022.