Quang cảnh hội nghị
Các đồng chí chủ trì hội nghị
Trung tướng PGS.TS Hoàng Xuân Chiến- Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban soạn thảo Luật Biên phòng Việt Nam; đồng chí Phạm Văn Tân-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương;các tỉnh, thành Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Quân khu 9, lãnh đạo HĐND tỉnh, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, các ban, ngành tỉnh, lãnh đạo các huyện biên giới của tỉnh Tây Ninh.
Trung tướng PGS.TS Hoàng Xuân Chiến - Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban soạn thảo Luật Biên phòng Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị
Phát biểu khai mạc hội nghị, Trung tướng PGS.TS Hoàng Xuân Chiến - Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban soạn thảo Luật Biên phòng Việt Namcho biết, thời gian qua, Ban soạn thảo Luật Biên phòng Việt Nam đã tổ chức khảo sát, hội thảo, tọa đàm nhằm đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia phát hiện những khó khăn, bất cập, nguyên nhân và kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực này.Đây là phiên tọa đàm thứ 3, sau hai phiên đã được tổ chức ở tỉnh Lào Cai và tỉnh Thừa Thiên Huế.
Qua hội thảo, tọa đàm nhằm làm rõ thêm trách nhiệm, nhiệm vụ trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia của cả hệ thống chính trị, trong đó có lực lượng nòng cốt, lực lượng chuyên trách; trách nhiệm của bộ, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành, địa bàn biên giới, từng bước góp phần hoàn chỉnh hồ sơ xây dựng Luật BPVN đảm bảo chặt chẽ, phù hợp với tình hình thực tiễn và có tính khả thi cao.
Trên cơ sở tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh Bộ đội biên phòng (BĐBP) ở các bộ, ngành và 44 tỉnh, thành biên giới đã đánh giá kết quả, xác định được một số khó khăn, vướng mắc bất cập và đề ra những giải pháp quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ biên giới quốc gia, xây dựng bộ đội biên phòng. Dự thảo luật có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, ở tầm vĩ mô hơn so với Pháp lệnh BĐBP nhằm thể chế hóa đầy đủ, toàn diện kịp thời những chủ trương quan điểm nguyên tắc mới của Đảng về nhiệm vụ xây dựng, quản lý biên giới quốc gia và bảo vệ Tổ quốc nói chung. Đầu năm 2019, Bộ Quốc phòng đã hoàn thành việc lập hồ sơ và đề nghị xây dựng dự án Luật BPVN, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 đã thông qua, nhất trí đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, và sẽ thông qua Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 11/2020).
Trung tướng đề nghị các đại biểu cho ý kiến về cơ sở lý luận thực tiễn, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng biên phòng, chuyên trách, nòng cốt trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia;các cơ quan lực lượng chức năng và cả hệ thống chính trị trong thực hiện quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia và mối quan hệ phối hợp trong thực thi nhiệm vụ.
Đồng chí Phạm Văn Tân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phát biểu tại hội nghị
Phát biểu với hội nghị, đồng chí Phạm Văn Tân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninhcho rằng tỉnh Tây Ninh rất vinh dự và vui mừng được Bộ Tư lệnh BĐBP - cơ quan thường trực Ban soạn thảo dự án Luật BPVN chọn là nơi tổ chức khảo sát, tọa đàm và hội thảo. Đồng chí khẳng định, những năm qua, lãnh đạo tỉnh Tây Ninh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác biên phòng, tạo điều kiện để BĐBP triển khai thực hiện toàn diện, có hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật về biên giới, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, an ninh nhân dân và quốc phòng toàn dân vững mạnh góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển bền vững, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Đồng chí bày tỏ quan điểm, việc xây dựng Luật BPVN là rất cần thiết, tất yếu, khách quan. Bởitrước tình hình thế giới, khu vực hiện nay diễn biến phức tạp, tình hình biên giới tiềm ẩn nguy cơ thách thức về quốc phòng an ninh, thì việc thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, tạo hành lang pháp lý cao hơn, xuyên suốt, đồng bộ, thống nhất về thực thi nhiệm vụ biên phòng rõ ràng là rất cần thiết.Từ đó giúp các cấp, ngành, lực lượng triển khai thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước về biên giới quốc giavà xây dựng lực lượng BĐBP chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đủ sức đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Thiếu tướng Bùi Đức Thịnh - Phó Tư lệnh BĐBP, Phó tổ trưởng thường trực Tổ biên tập Luật BPVN trình bày báo cáo đề dẫn tại hội nghị
Theo Thiếu tướng Bùi Đức Thịnh-Phó Tư lệnh BĐBP, Phó tổ trưởng thường trực Tổ biên tập Luật BPVN, từ tháng 4/2019, Ban Soạn thảo đã tổ chức nhiều hoạt động, hội nghị tọa đàm, hội thảo, khảo sát phục vụ xây dựng Luật BPVN.Dự thảo Luật BPVN có 7 chương, 32 điều với những nội dung chính quy định về hoạt động cơ bản về biên phòng; lực lượng BĐBP; hợp tác quốc tế và phối hợp thực hiện hoạt động biên phòng; đảm bảo thực thi hoạt động biên phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức và trách nhiệm của cá nhân về hoạt động biên phòng.
Các đại biểu đóng góp vào dự thảo luật
Các góp ý, tham luận của đại biểu tại hội thảo, tọa đàm tập trung phân tích về nhiệm vụ biên phòng (Điều 5) do đây là nội dung mới được thể chế hóa từ mục tiêu, quan điểm, phương châm, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ biên giới quốc qua của Đảng xác định Nghị quyết 33-NQ/TW, Nghị quyết số 11-NQ/TW, tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ (quản lý biên giới quốc gia; bảo vệ biên giới quốc gia; xây dựng biên giới quốc gia) thể hiện cụ thể ở 6 nhiệm vụ, trong đó xác định đây là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị mà lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt, bộ đội biên phòng là lực lượng chuyên trách, với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức có liên quan và nhân dân.
Góp ý về hình thức thực thi nhiệm vụ biên phòng thời bình và trong các trạng thái quốc phòng (Điều 6); biện pháp thực thi nhiệm vụ biên phòng (Điều 7) được luật hóa trên cơ sở kế thừa 6 biện pháp công tác biên phòng hiện nay đang được áp dụng, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia và các biện pháp công tác của lực lượng cảnh sát biển; góp ý vị trí, chức năng, quyền hạn của bộ đội biên phòng (Điều 8, Điều 9), hệ thống tổ chức của bộ đội biên phòng (Điều 10); phối hợp thực hiện nhiệm vụ biên phòng (Điều 17), nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức về hoạt động biên phòng (từ Điều 24 đến Điều 30).
Đại tá Tạ Văn Đẹp - Phó Giám đốc Công an Tây Ninh phát biểu tham luận tại hội nghị
Công an tỉnh Tây Ninh cũng có bài tham luận về chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân và quan hệ phối hợp với BĐBP trong đảm bảo an ninh, trật tự ở khu vực biên giới cùng một số kiến nghị, đề xuất đối với dự thảo Luật BPVN, tập trung vào nhiệm vụ biên phòng; tránh nhiệm của Công an nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ biên phòng; quan hệ phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng.
Phát biểu kết thúc hội nghị, Trung tướng PGS.TS Hoàng Xuân Chiến - Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban soạn thảo Luật Biên phòng Việt Nam nhận thấy qua 8 lượt phát biểu, Ban soạn thảo ghi nhận được nhiều nội dung xác đáng và sẽ tiếp thu đầy đủ các góp ý đó để bổ sung, điều chỉnh trong dự thảo Luật. Đồng chí khẳng định lại một lần nữa vai trò hết sức quan trọng của BĐBP hiện nayvà sự cần thiết phải xây dựng Luật BPVN trong thực hiện nhiệm vụ quản lý và xây dựng biên giới quốc gia. Đồng chí cũng đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục lấy ý kiến, càng đa chiều càng có cái nhìn rộng hơn nhằm xây dựng Luật phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao.
XV