Qua 2 năm thực hiện Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày 15/01/2011 về Ban hành Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020, gắn liền với mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh đã tổ chức tuyển sinh và dạy nghề cho 12.601 người, trong đó dạy nghề nông nghiệp được 10.096 người, chiếm 80,1%; dạy nghề phi nông nghiệp được 2.505 người, chiếm 19,9%; tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề 16.831 người/ 22.676 người đạt trên 70%. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề đã được quan tâm đầu tư tại 01 trường trung cấp nghề, 09 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện
Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn được các cấp, các ngành quan tâm và triển khai thường xuyên rộng khắp. Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" của tỉnh đã tổ chức hội nghị quán triệt tinh thần Quyết định số 1956/QĐ-TTg và các văn bản có liên quan cho cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện huyện và cấp xã.
Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn" được triển khai thực hiện gắn liền với sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nông thôn ở mọi cấp trình độ, các độ tuổi đều được tham gia học nghề. Đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng về học nghề nhằm trang bị cho lao động nông thôn có tay nghề, am hiểu được khoa học kỹ thuật, tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm để góp phần cải thiện đời sống, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người lao động.
Kết quả 02 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW đạt được kết quả khả quan, tạo được chuyển biến cơ bản trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề. Từ đó, hiệu quả đào tạo nghề được nâng lên rõ rệt. Người học nghề tiếp cận được kiến thức chuyên môn, biết cách làm nghề, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, có cơ hội vào làm việc tại các trang trại, doanh nghiệp, nhiều lao động nông thôn được giải quyết việc làm và tự tạo việc làm, góp phần giảm nghèo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
TĐ