Xây dựng con người phát triển toàn diện và môi trường văn hóa lành mạnh

Thứ hai - 13/05/2019 18:00 241 0
Chiều ngày 13/5, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và 7 năm thực hiện Kết luận số 29-KL/TW, ngày 25/8/2012 của Ban Bí thư (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về mua và đọc báo, tạp chí của Đảng. Đồng chí Nguyễn Minh Tân - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chỉ trì hội nghị.
NQ33_13-5-19.jpg

NQ33_13-5-19_v2.jpg

Các đồng chí lãnh đạo tham dự hội nghị

 

Cùng tham dự còn có đồng chí Nguyễn Thành Tâm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đồng chí Trần Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Dương Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, lãnh đạo các huyện, thành phố.

Theo đánh giá tại hội nghị, trong 5 năm thực hiện 6 nhiệm vụ của Nghị quyết số 33 gắn với thực hiện các nhiệm vụ Chương trình hành động số 41-CTr/TU của Tỉnh ủy, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã đạt được những kết quả khả quan trong xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Tính riêng năm 2018, toàn tỉnh có 245.156 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa (đạt 83,40%), 508 ấp, khu phố văn hóa (đạt 93,7%), 35/80 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới (đạt 43,75%), 3/15 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Cuối năm 2018, có 36/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới. có 81/95 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng hoạt động riêng biệt, 221 nhà văn hóa ấp, liên ấp đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới và 11 nhà văn hóa dân tộc đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, giải trí tinh thần lành mạnh cho nhân dân.

Các nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa và nhiệm vụ tăng cường công tác quản lý nhà nước và xây dựng nền nếp, kỷ cương trên lĩnh vực văn hóa cũng đạt được một số kết quả nhất định.

Là tỉnh biên giới giáp với Vương quốc Campuchia, Tây Ninh thực hiện tốt công tác mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa. Hàng năm, tỉnh tổ chức nhiều chương trình hoạt động giao lưu giữ vững mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững giữa Tây Ninh và các tỉnh giáp biên của Vương quốc Campuchia.

Về thực hiện bốn giải pháp của Nghị quyết số 33 gắn với các giải pháp trong Chương trình hành động số 41-CTr/TU của Tỉnh uỷ, các cấp ủy đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa, các nội dung, giải pháp phát triển văn hóa, con người Việt Nam được xác định rõ trong các Nghị quyết của Đảng bộ các cấp, cụ thể hóa bằng kế hoạch, chương trình công tác hàng năm để có cơ sở đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết. Song song đó, tỉnh luôn đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong đó có việc triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu qua hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, tỉnh đã có kế hoạch, chỉ đạo các ngành có những giải pháp cụ thể tiến hành hợp nhất một số đơn vị sự nghiệp công lập. Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa cũng được tiến hành thường xuyên, kịp thời chấn chỉnh những vi phạm. Công tác xây dựng đội ngũ làm công tác văn hóa luôn được chú trọng, nhằm tránh tình trạng thừa-thiếu trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bảo đảm tính kế thừa, phát triển và chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ.

Thời gian qua, tỉnh cũng tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa với tổng nguồn vốn đầu tư cho văn hóa, thể thao giai đoạn 2015-2019 là hơn 805 tỷ đồng, trong đó, ngân sách địa phương hơn 300 tỷ đồng, xây dựng và hoàn thành các công trình trọng điểm. Và thực hiện xã hội hóa công tác văn hóa, với nhiều tập thể, cá nhân đầu tư hàng chục tỷ đồng cho một số cơ sở hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí…cơ bản đạt được các mục tiêu phát triển văn hóa của tỉnh đề ra.

Về thực hiện Kết luận số 29, trong 7 năm qua (từ năm 2012 đến tháng 5/2019), đã có 610/610 chi, đảng bộ cơ sở trong tỉnh thực hiện việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị, với số lượng hơn 10.027.720 tờ báo các loại và hơn 349.224 cuốn tạp chí, nhiều nhất là báo Nhân dân, thứ hai là báo Tây Ninh. Tổng kinh phí cho việc mua báo, tạp chí của Đảng là hơn 28 tỷ đồng. Trong thực hiện có những cách làm hay, hiệu quả như Cuộc thi viết với chủ đề "Tìm hiểu việc đọc sách, báo, tạp chí của Đảng" trên địa bàn tỉnh, sinh hoạt vào buổi sáng đầu tuần với việc điểm báo, thu thập, chia sẻ thông tin trên báo chí nói chung báo, tạp chí của Đảng nói riêng.

Có thể nói, việc sử dụng báo, tạp chí của Đảng đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyên, công tác tư tưởng của các cấp ủy, tổ chức đảng, cung cấp kịp thời thông tin và định hướng dư luận, tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng và hành động trong nội bộ Đảng và trong xã hội. Thông qua việc tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trên báo, tạp chí của Đảng với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực" có tác dụng tích cực trong việc lan toả cái đẹp, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh.


NQ33_13-5-19_v3.jpg

Đồng chí Nguyễn Minh Tân - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo hội nghị

 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Minh Tân - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh đến sự cần thiết thực hiện Nghị quyết số 33 trong bối cảnh phức tạp của xã hội, đáng ngại nhất là tình hình tội phạm ma túy - loại tội phạm của các loại tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, dẫn đế sự xuống cấp của văn hóa. Trong thời gian tới, thực hiện theo Nghị quyết số 33 thì xây dựng con người phát triển toàn diện là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng, kế đến là xây dựng môi trường văn hóa một cách đồng bộ. Cả hai nội dung này phải thực hiện song song, một cách đồng bộ, vừa xây dựng con người vừa xây dựng môi trường sẽ có tác động lẫn nhau. Xây dựng con người phát triển toàn diện bắt đầu từ khi còn thơ, giúp trẻ tiếp cận sớm từ nền văn hóa của gia đình, văn hóa từ nhà trường và từ các thiết chế văn hóa. Đồng thời, phải tăng cường quản lý môi trường văn hóa; phải tiếp tục tuyên truyền định hướng đồng bộ các giải pháp, tăng cường nhận thức trong đảng, hệ thống chính trị, đoàn thể, mặt trận. Điều cần thiết nên xây dựng mô hình mẫu, như gia đình học tập, gia đình văn hóa…Từ các mô hình này thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân làm cho môi trường văn hóa tốt hơn, lành mạnh hơn. Cùng với đó, phát huy tính tích cực của cộng đồng văn hóa các dân tộc, đa dạng hóa các loại hình, nâng cao chất lượng, giá trị các tác phẩm nghệ thuật.  

Nói về việc thực hiện Kết luận số 29, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy đề nghị cán bộ, đảng viên tăng cường đọc báo Đảng, thêm kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn hoạt động ở cơ sở, tăng cường đọc báo để có thông tin và kinh nghiệm làm việc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác và hình thành nên văn hóa đọc bổ ích.

XV


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây