Tây Ninh ban hành bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Thứ sáu - 15/07/2022 16:00 183 0
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch số 2209/KH-UBND ngày 15/7/20222 về việc bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, thời gian thực hiện Chương trình bình ổn bắt đầu từ ngày 01/7/2022 đến ngày 31/3/2023.


binhongia.jpgẢnh minh họa

Đồng thời, nhằm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh năm 2022.

Chương trình bình ổn thị trường năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (sau đây gọi là Chương trình) gắn với việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Góp phần đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, đặc biệt là chuẩn bị tốt nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu, nguồn thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tăng cao vào các dịp lễ, tết,… góp phần hạn chế tăng giá, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, kích cầu tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Hàng hóa bình ổn thị trường, theo kế hoạch, nhóm mặt hàng cần tập trung bình ổn gồm (i) các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu gồm lương thực, thực phẩm thiết yếu gồm lương thực(gạo, mì gói, bún khô…); đường; dầu ăn; thịt gia súc; thịt gia cầm; trứng gia cầm; thực phẩm chế biến; rau củ quả; thủy hải sản; gia vị. (ii) Nhóm hàng liên quan đến hoạt động phòng, chống COVID-19: khẩu trang, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh; (iii) Nhóm nhiên liệu: xăng, dầu diesel, dầu hỏa, gas,…

Giá bán bình ổn thị trường, Doanh nghiệp tham gia Chương trình xây dựng và đăng ký giá bán bình ổn thị trường với Sở Tài chính theo nguyên tắc xác định đầy đủ, chính xác cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá và đảm bảo:

+ Đối với các mặt hàng Lương thực, thực phẩm thiết yếu: đảm bảo giá bán thấp hơn giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký giá ít nhất từ 5% đến 10% xuyên suốt trong năm và giữ ổn định giá bán trong thời gian 02 tháng trước, trong, sau Tết Quý Mão năm 2023 (01 tháng trước Tết và 01 tháng sau Tết).

+ Đối với các mặt hàng phục vụ Mùa khai giảng: đảm bảo giá bán thấp hơn giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký giá ít nhất từ 10% đến 15%, thực hiện xuyên suốt thời gian tham gia Chương trình.

+ Đối với các mặt hàng Sữa: đảm bảo giá bán bình ổn thị trường có tính hợp lý, ổn định và có khả năng dẫn dắt thị trường.

Giá thị trường là giá do mạng lưới báo giá của Sở Tài chính và giá tại hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi không phải là điểm bán Bình ổn thị trường cung cấp đồng thời có tham khảo giá của Cục Thống kê công bố tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký giá hoặc thời điểm doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh giá.

Trường hợp giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào tăng hoặc giảm từ 5% trở lên (riêng trong các giai đoạn biến động giá, tỷ lệ tăng hoặc giảm giá nguyên liệu, chi phí đầu vào được xem xét từ 2% - 5%) hoặc giá bán trên thị trường biến động giảm làm cho giá bán của Chương trình không đảm bảo tiêu chí thấp hơn thị trường ít nhất 5%; doanh nghiệp được đăng ký thực hiện điều chỉnh giá bán bình ổn thị trường với Sở Tài chính.

Về phân công tổ chức thực hiện, Sở Công thương là cơ quan chủ trì triển khai Chương trình bình ổn thị trường, xây dựng danh mục các mặt hàng thiết yếu, lượng hàng phù hợp và tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa tham gia chương trình. Theo dõi sát diễn biến thị trường và tình hình cung - cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa tham gia chương trình, để kịp thời tham mưu các giải pháp điều tiết hàng hóa khi có dấu hiệu mất cân đối cung cầu cục bộ.

Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị kinh doanh đăng ký giá bán các mặt hàng thuộc diện bình ổn. Theo dõi tình hình giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn, điều chỉnh giá bán bình ổn thị trường kịp thời khi thị trường có biến động hoặc có văn bản đề nghị tăng, giảm giá của doanh nghiệp theo đúng quy định của chương trình. Phối hợp với các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của doanh nghiệp tham gia chương trình.

Nội dung chi tiết xem tại đây. 2209 ub.signed.pdf

 

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây