Các ngành chức năng có định hướng hoặc có cơ chế tạo việc làm để thu hút lực lượng trẻ sau khi ra trường có thể trở về địa phương làm việc trong các ngành nghề công nghệ thông tin

Thứ sáu - 21/02/2025 14:48 18 0

*Trả lời:

        Trong những năm gần đây, tỉnh tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Cụ thể:

        a) Đối với việc thúc đẩy xây dựng chính quyền số: tỉnh đang tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ở mức tối đa trong giải quyết thủ tục hành chính; nhất là hoàn thiện và đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tăng cường ứng dụng việc thanh toán không sử dụng tiền mặt đối với các dịch vụ công trên các lĩnh vực thuế, ngân hàng, kho bạc, điện, nước, các trung tâm buôn bán, siêu thị,…Do đó, các ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, chuyển đổi số tỉnh rất quan tâm và có cơ chế thu hút lực lượng trẻ sau khi ra trường có thể trở về địa phương làm việc như:

        - Tuyển dụng: Trong 02 kỳ thi tuyển công chức của tỉnh (năm 2021 và năm 2023), nhu cầu tuyển dụng công chức ngành công nghệ thông tin là 13 chỉ tiêu, tuyển dụng được 07 chỉ tiêu, còn 06 chỉ tiêu chưa tuyển dụng được và các kỳ thi tuyển viên chức của tỉnh hàng năm đều có nhu cầu tuyển các ngành: Công nghệ thông tin; An toàn thông tin; Tin học; Hệ thống thông tin;….. Do đó, hiện nay các cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn có nhu cầu về tuyển dụng công chức, viên chức ngành công nghệ thông tin và các ngành liên quan đến chuyển đổi số.

        - Về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao: Nghị quyết số 47/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách thu hút, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; hỗ trợ công chức, viên chức, nhân viên ngành Y tế tỉnh Tây Ninh. Theo đó, phương thức thu hút được quy định tại khoản 2, Điều 7, Nghị quyết 47/2022/NQ-HĐND: “Đối tượng được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị quyết này: Tiếp nhận làm việc trực tiếp tại các đơn vị sự nghiệp công lập bằng Quyết định thu hút, nếu đối tượng có nhu cầu làm việc lâu dài thì xem xét tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển vào viên chức. Đối với công chức trúng tuyển trong kỳ tuyển dụng công chức thì được thu hút bằng Quyết định thu hút”. Các đối tượng được thu hút, được hỗ trợ bằng tiền một lần, cụ thể như sau:

+ Sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi: 100.000.000 đồng;

+ Thạc sĩ có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên: 250.000.000 đồng;

+ Tiến sĩ có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên: 400.000.000 đồng;

+ Giáo sư, Phó Giáo sư: 500.000.000 đồng.

b) Về thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số: Thực hiện mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh theo Nghị quyết số 02-NQ/TU, Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030 là “Kinh tế số phấn đấu đạt cao hơn mức trung bình chung của cả nước và năng suất lao động hàng năm tăng nhờ ứng dụng công nghệ số. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng GRDP của tỉnh vào năm 2030 đạt khoảng 30% GRDP”. Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh đang tập trung một số giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực trọng điểm của tỉnh như:

        Nông nghiệp số: Xây dựng nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, bao gồm thông tin về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thời tiết, thị trường; Triển khai các giải pháp IoT trong nông nghiệp như cảm biến độ ẩm, nhiệt độ để tối ưu hóa việc tưới tiêu và chăm sóc cây trồng; Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp dựa trên công nghệ blockchain; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) để dự báo năng suất, dịch bệnh và giá cả nông sản; Xây dựng hoặc sử dụng sàn giao dịch nông sản trực tuyến kết nối nông dân với doanh nghiệp và người tiêu dùng…

        Công nghiệp số: Phát triển dịch vụ 5G tại các khu, cụm công nghiệp phục vụ triển khai các ứng dụng nhà máy thông minh; Triển khai các giải pháp IoT và tự động hóa trong sản xuất, hướng tới mô hình nhà máy thông minh (smart factory); Ứng dụng công nghệ số để mô phỏng và tối ưu hóa quy trình sản xuất; Phát triển hệ thống quản lý chuỗi cung ứng thông minh sử dụng blockchain và AI; Triển khai robotics và máy học trong các dây chuyền sản xuất…

        Du lịch số: Phát triển nền tảng du lịch thông minh tích hợp thông tin về điểm đến, dịch vụ lưu trú, ẩm thực, giao thông; Triển khai ứng dụng thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) tại các điểm du lịch để nâng cao trải nghiệm khách hàng; Xây dựng hệ thống quản lý khách sạn, cơ sở lưu trú thông minh (smart hotel) sử dụng IoT và AI; Phát triển chatbot AI hỗ trợ du khách 24/7 bằng nhiều ngôn ngữ….

Thương mại số: Phát triển hoặc thúc đẩy sử dụng các nền tảng thương mại điện tử uy tín, tích hợp thanh toán điện tử và logistics; Triển khai các giải pháp quản lý kho hàng thông minh sử dụng IoT và AI; Ứng dụng công nghệ Big Data và AI để phân tích hành vi khách hàng và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm; Phát triển các giải pháp marketing số như tiếp thị tự động (marketing automation) và tiếp thị qua mạng xã hội; Triển khai công nghệ blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng và chống hàng giả….

        Qua định hướng trên cho thấy, tỉnh đang rất quan tâm thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số cho tỉnh nhà trong thời gian tới. Việc thực hiện chính sách phát triển các ngành trọng điểm của tỉnh sẽ thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện có, hình thành những doanh nghiệp mới, nhất là doanh nghiệp công nghệ số, thúc đẩy những doanh nghiệp khởi nghiệp,… và như thế sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động ở khu vực tư, nhất là người lao động được đạo tào chuyên ngành lĩnh vực CNTT, chuyển đổi số,… và đây là môi trường làm việc đang có nhiều tiềm năng trong tương lai.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây