Đề nghị ngành chức năng thông tin thêm về chính sách, giải pháp để ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người dân Tây Ninh và hỗ trợ người dân tiếp cận sàn giao dịch thương mại điện tử

Chủ nhật - 23/02/2025 15:03 16 0

*Trả lời:

Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ, tìm kiếm việc làm và gắn kết giữa nhà tuyển dụng lao động với người lao động:

Triển khai giải pháp kết nối doanh nghiệp với người lao động qua các kênh trực tuyến: Facebook, Zalo và website https://vieclamtayninh.gov.vn.

Trang bị thiết bị công nghệ thông tin (máy tính, máy in, tivi, kiosk) tại 94 xã, phường, thị trấn; hướng dẫn người dân và doanh nghiệp sử dụng để tra cứu thông tin việc làm, đăng ký nhu cầu tuyển dụng và tìm việc.

Tổ chức tập huấn để nâng cao kỹ năng của người lao động, đặc biệt là các kỹ năng số như sử dụng máy tính, tiếp thị trực tuyến, và kỹ năng mềm cần thiết trong công việc.

Kết quả thực hiện:

Đạt 17.150 lao động có việc làm mới (vượt 107,2% kế hoạch).

Tổ chức 25 phiên giao dịch việc làm với 6.718 lượt người tham gia, tư vấn việc làm cho 4.152 người, giới thiệu việc làm thành công cho 1.761 người. Tổ chức 02 ngày hội việc làm với 1.650 lượt người tham gia, sự góp mặt của 22 doanh nghiệp.

Tổ chức 02 lớp đào tạo, tập huấn về khởi nghiệp sáng tạo năm 2024 cho 60 cho giảng viên, giáo viên và học sinh sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh.

Đã kịp thời triển khai các văn bản hướng dẫn quy định mới về pháp luật lao động đến doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đúng chính sách, góp phần ổn định việc làm, thu nhập, và giảm đình công. Cụ thể: phối hợp tuyên truyền cho 1.980 lượt người về pháp luật lao động, trong đó có nội dung thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc. Đồng thời, treo 446 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về các sự kiện như Ngày hội tuyển sinh, Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam (4/10), Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024. Tổ chức 10 lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho 541 người thuộc các nhóm đối tượng liên quan và phát hành 24.000 sổ tay tuyên truyền về chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Phát triển thương mại điện tử và mở rộng thị trường tiêu thụ:

Triển khai Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 137/QĐ-UBND.

Hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản chủ lực và OCOP lên sàn thương mại điện tử, kết nối tiêu thụ qua hệ thống siêu thị, cửa hàng lớn.

Tổ chức hội thảo và ký kết với Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ FELIX để nâng cao năng lực số cho doanh nghiệp, hợp tác xã, và các sản phẩm OCOP.

Cấp mã số vùng trồng và mã số đóng gói cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực:

Đến nay có 06 cơ sở được cấp mã số xuất khẩu, gồm 04 mã số cho chuối, 01 cho sầu riêng và 01 cho dừa.

Phối hợp thẩm định chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông sản như mãng cầu “Bà Đen” và đậu phộng Tây Ninh, nâng cao giá trị và uy tín sản phẩm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây