Đề nghị ngành chức năng thông tin những định hướng, giải pháp nào để khuyến cáo, bảo vệ người dân, nhất là người dân khu vực nông thôn ít tiếp cận công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thanh thiếu niên…

Thứ hai - 24/02/2025 15:09 13 0

*Trả lời:

        Thời gian qua, xác định tội phạm mạng là loại hình mới, phạm tội tin vi, khó xử lý,… các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo thường là sử dụng số điện thoại sử dụng thông tin không chính chủ hoặc thông tin thuê bao chính chủ nhưng do người khác đứng tên (gọi chung là SIM rác) hoặc lừa đảo qua mạng xã hội.

        UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công an tỉnh, các ngành, địa phương và các cơ quan của Bộ TTTT  tăng cường thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đấu tranh, ngăn chặn. Cụ thể:

        (1) Tăng cường thanh tra, xử lý vi phạm về quản lý SIM: 

        Với mục tiêu loại bỏ các SIM không chính chủ, SIM rác được sử dụng cho mục đích lừa đảo, quảng cáo gây phiền nhiễu, quản lý thông tin cá nhân một cách chặt chẽ, không bị lợi dụng thông tin. Trong thời gian qua Sở Thông tin và Truyền đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về quản lý SIM với kết quả sau:

        - Xử lý SIM thuê bao điện thoại quảng cáo, rao vặt trái phép: Trong năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh đã tổ chức kiểm tra và xử lý các chủ thuê bao điện thoại quảng cáo, rao vặt sai quy định tại nơi công cộng gây mất mỹ quan đô thị trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông thu hồi 259 thuê bao điện thoại vi phạm mà chủ các thuê bao này chưa cam kết và khắc phục hành vi gây mất mỹ quan tại các địa phương.

        - Xử lý SIM thuê bao điện thoại giả danh lừa đảo: Trong thời gian qua có một số đối tượng giả danh các cơ quan có thẩm quyền để nhằm mục đích lừa đảo. Sở Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận 38 số thuê bao điện thoại phản ánh từ các cá nhân, tổ chức gọi điện giả danh lãnh đạo, các cơ quan, tổ chức có dấu hiệu lừa đảo, Sở Thông tin và Truyền thông lập danh sách yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tạm ngưng cung cấp dịch vụ với 38 thuê bao trên.

        - Chuẩn hóa thông tin thuê bao điện thoại: Căn cứ theo chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông Sở yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông chuẩn hóa 9.285 thuê bao chưa chính xác. (trong đó VNPT: 1.116 thuê bao; Viettel: 1.823 thuê bao; Mobifone: 6.346 thuê bao).

        Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý SIM thuê bao điện thoại, trong thời gian tới UBND tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục thực hiện các hoạt động sau:

        - Kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các điểm bán SIM của các doanh nghiệp viễn thông nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

        - Rà soát thông tin đăng ký thuê bao để phát hiện các SIM có thông tin không trùng khớp hoặc không chính xác.

        - Xử phạt các đại lý và doanh nghiệp viễn thông vi phạm quy định, như phát hành SIM không chính chủ, không yêu cầu xác thực thông tin.

        - Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng SIM chính chủ, khuyến khích tự kiểm tra thông tin cá nhân qua tổng đài 1414 để phát hiện các số thuê bao điện thoại đang sở hữu.

        Cụ thể:  Người dân nên sử dụng số điện thoại mình đang sử dụng, nhắn tin theo cú pháp: TTTB [khoảng cách] Số CMND/CCCD, gửi đến số 1414. Hệ thống sẽ trả lại thông tin các số di động đang đăng ký bằng CMND/CCCD của mình. Nếu thấy số điện thoại sử dụng số CMND/CCCD của mình đăng ký mà mình không sử dụng thì báo ngay nhà mạng để xoá thuê bao đó, tránh người khác sử dụng thông tin cá nhân của mình đăng ký số điện thoại để đi lừa đảo.

        (2) Triển khai có hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các mạng xã hội và người dùng mạng xã hội:

        Nghị định 147/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 25/12/2024, sẽ mang đến một khung pháp lý mới nhằm quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động liên quan đến dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Nghị định lần này quy định rất rõ trách nhiệm của cá nhân và mạng xã hội:

        - Trách nhiệm của người sử dụng: người dùng mạng xã hội phải cung cấp thông tin cá nhân cơ bản như: Họ tên, ngày sinh, số điện thoại di động tại VN/ID (nếu không có số điện thoại). Phải chịu trách nhiệm về nội dung do mình cung cấp, lưu trữ, truyền đưa, chia sẻ trên mạng. Phải tuân thủ quy định pháp luật chuyên ngành khi cung cấp dịch vụ chuyên ngành trên mạng xã hội; tuân thủ quy định về thuế và thanh toán khi có hoạt động kinh doanh, phát sinh doanh thu.

        - Mạng xã hội phải thực hiện xác thực người dùng qua số điện thoại hoặc số định danh cá nhân đã đăng ký. Chỉ các tài khoản mạng xã hội đã được xác thực mới được cung cấp thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Các tài khoản mạng xã hội thực hiện livestream với mục đích thương mại (bán hàng, có phát sinh doanh thu) thì phải xác thực bằng số định danh cá nhân.

        - Giám sát thông tin trên mạng, tăng cường vai trò của cơ quan quản lý:  Một bước tiến đáng chú ý khác trong Nghị định 147 là việc thiết lập hệ thống kỹ thuật để giám sát và thu thập thông tin trên mạng trong phạm vi toàn quốc. Bộ Thông tin và Truyền thông, phối hợp với Bộ Công an, được giao nhiệm vụ triển khai các biện pháp giám sát và xử lý vi phạm.

        Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet cũng phải thực hiện trách nhiệm của mình bằng cách giám sát, phát hiện các nội dung vi phạm và báo cáo cho cơ quan chức năng khi cần thiết. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp để đảm bảo an ninh thông tin và giảm thiểu các nguy cơ từ không gian mạng.

        - Tăng cường bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội: Một điểm mới khác trong Nghị định 147 là các quy định liên quan đến trẻ em dưới 16 tuổi khi sử dụng mạng xã hội. Theo đó, trẻ em chỉ được phép sử dụng tài khoản mạng xã hội nếu có sự đăng ký và giám sát của cha mẹ hoặc người giám hộ. Quy định này nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các nội dung độc hại trên mạng, đồng thời tăng cường vai trò của gia đình trong việc giám sát và hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng xã hội một cách an toàn.

        Để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện một số giải pháp sau:

        - Tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 147/2024/NĐ-CP vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng và có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2024.

        - Kiện toàn Tổ xử lý thông tin trên mạng nhằm thực hiện giám sát thông tin tại phần mềm giám sát, qua đó nắm bắt, phát hiện các tài khoản mạng xã hội vi phạm pháp luật.

        -  Thiết lập và vận hành trung tâm xử lý tin giả, đồng thời bổ sung nhiệm vụ tiếp nhận số điện thoại lừa đảo, dự kiến thiết kế trên App Tây Ninh Smart.

        - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như Công an, UBND cấp huyện tại các địa phương xác minh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

        - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về an ninh mạng, giúp người dân nhận biết và phòng tránh các hành vi lừa đảo, thông tin xấu, độc. Phối hợp với các ngành như công an, địa phương để hỗ trợ người dân trong trường hợp bị lộ lọt thông tin cũng như bị lừa đảo.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây