Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số họp phiên đầu tiên

Thứ ba - 30/11/2021 21:00 229 0
Chiều ngày 30/11, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tổ chức phiên họp trực tuyến đầu tiên sau khi được thành lập với các bộ, ngành, địa phương trên toàn quốc.


Các đại biểu tham dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh

Tại điểm cầu tỉnh Tây Ninh, tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh và các thành viên Ban chỉ đạo.


C
ác đại biểu tham dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh

Theo Quyết định số 1619/QĐ-TTg, ngày 24/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử được kiện toàn và đổi tên thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhằm tạo ra những đột phá về chuyển đổi số trong thời gian tới. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Chủ tịch Ủy ban. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng là Phó Chủ tịch Ủy ban.

Phát biểu tại phiên họp đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhấn mạnh, việc kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó, có nội dung rất quan trọng là thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, xây dựng 3 trụ cột chính đó là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Thủ tướng đề nghị, tới đây, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục nâng cao nhận thức, thống nhất hành động, kiện toàn tổ chức của các cấp thông suốt từ trung ương đến cơ sở; xác định trọng tâm, trọng điểm để làm hiệu quả, làm việc nào dứt việc ấy. Chuyển đổi số phải phục vụ hiệu quả cho công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội.

"Bộ, ngành, địa phương nào chưa kiện toàn, tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động cho nề nếp, hoạt động có hiệu quả, có đánh giá sơ kết, đề xuất để đây thực sự là một trong những đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước" - Thủ tướng yêu cầu.

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhấn mạnh, qua việc đổi tên Ủy ban và Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã cho thấy sự quan tâm, sự cam kết mạnh mẽ của người đứng đầu chính phủ với công cuộc chuyển đổi số. Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là về công nghệ.

Các bộ, ngành, địa phương tham gia thảo luận về cách thức thực hiện với các bước đi cụ thể nhằm tạo ra đột phá lớn, có sức lan tỏa lớn. Đến nay, nhiều bộ, ban, ngành và địa phương cũng đã có những bước đi tích cực trong chuyển đổi số. Điển hình là Bộ Công an với Hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư; ngành Ngân hàng với hoạt động đẩy mạnh các hoạt động thanh toán điện tử; hay như thành phố Đà Nẵng với các giải pháp công nghệ trong phòng, chống dịch Covid-19…

Theo công bố kết quả xếp hạng chuyển đổi số (Chỉ số DTI) cấp tỉnh năm 2020 do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện, Tây Ninh xếp thứ 46/63 tỉnh, thành phố, nằm trong nhóm 3 (trong 4 nhóm).


Th
ủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số kết luận phiên họp

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhấn mạnh, chuyển đổi số là xu thế của thế giới, là yêu cầu, đòi hỏi khách quan của sự phát triển, chúng ta không thể không làm cũng không thể đứng ngoài cuộc.

Theo Thủ tướng, công cuộc chuyển đổi số có tác động đến tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương, do đó, cần tạo nên một hệ thống tổng thể và liên thông từ trung ương đến cơ sở. Chuyển đổi số còn có tác động, ảnh hưởng đến mọi người dân, cho nên cần lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực để thực hiện, người dân và doanh nghiệp phải tham gia vào quá trình này.

Để thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi số, Thủ tướng đề nghị phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, cách làm phù hợp, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, làm việc có trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả ngay, mang lại lợi ích cho nhiều doanh nghiệp. Đồng thời, có đầu tư thích đáng nhằm hoàn thiện thể chế, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, quản trị hợp lý, hiệu quả hơn; song song đó cần thúc đẩy hợp tác công-tư, đầu tư công dẫn dắt cho đầu tư tư, kích hoạt cho động lực trong chuyển đổi số.

Thủ tướng còn yêu cầu các đơn vị, địa phương cần nâng cao nhận thức, tư tưởng phải thông, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm và tăng cường kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện chuyển đổi số; kết nối công nghệ với cải cách hành chính, phát triển phải có kế thừa đổi mới, sáng tạo… phải có chương trình phát triển "công dân số" tương ứng, hài hòa với các trụ cột chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

XV


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây