Cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng mang lại hiệu quả tích cực

Thứ sáu - 19/07/2013 00:00 41 0
Việt Nam hiện có 65 trung tâm cai nghiện do Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) quản lý nằm trên hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước với 23.412 người được điều trị năm 2012. Mặc dù đã áp dụng nhiều hình thức nhưng 90% người sử dụng ma túy tái nghiện sau khi quay trở lại với cộng đồng. Thay đổi hình thức cai nghiện đang là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra.
Tổ chức sản xuất cho học viên cai nghiện ma túy

Vấn đề cai nghiện ở Việt Nam đã được triển khai đến nay là hơn 20 năm với hình thức chủ yếu là đưa người nghiện vào trung tâm mà gọi tắt là trung tâm 06 để cai nghiện, cách ly khỏi môi trường thuốc, cai nghiện cắt cơn, tách họ ra thời gian dài nhất định như 12, 24 tháng, với hy vọng khi trở về cộng đồng họ có thể cai nghiện. Nhưng qua quá trình dài áp dụng, đến nay các bằng chứng khoa học cho thấy, chúng ta nhận thức chưa đúng. Bây giờ chúng ta đã đủ căn cứ, cơ sở để hiểu nghiện ma túy là bệnh mãn tính của não bộ, để chữa trị phải mất nhiều năm, công phu. Đấy là bệnh mãn tính nên điều trị phải thường xuyên, gần như người nghiện phải sống chung với phác đồ điều trị nào đó.

Bà Nguyễn Thị Vân – Chuyên viên cấp cao của tổ chức y tế thế giới WHO tại Việt Nam cho biết: Liên hợp quốc (LHQ) và WHO đang thí điểm triển khai chương trình cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng. Với chương trình này người nghiện ma túy sẽ có cơ hội tiếp cận gần hơn với các hình thức cai nghiện ngay tại các cơ sở y tế của địa phương (cấp xã) nhằm tạo điều kiện cho người nghiện được chăm sóc sức khỏe tốt hơn và đạt được hiệu quả cai nghiện cao.

Ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH khẳng định: “Với sự giúp đỡ của các tổ chức như LHQ, chuyên gia từ các tổ chức quốc tế, Chính phủ quyết định phải đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện theo hướng giảm dần việc điều trị bắt buộc trong các trung tâm, tăng dần điều trị tự nguyện tại cộng đồng, ưu tiên mở rộng điều trị nghiện các thuốc dạng thuốc phiện bằng methadone, cùng với đó, kết hợp các hỗ trợ khác như tâm lý, tư vấn cho họ về các lĩnh vực khác trong quá trình cai như chăm sóc sức khỏe, đề phòng bệnh kèm theo vấn đề nghiện  cũng như tư vấn hỗ trợ kỹ năng sống, hỗ trợ nghề nghiệp… mà phải làm ở cộng đồng. Với việc thay đổi nhận thức, chúng ta coi họ là người bệnh, cung cấp dịch vụ chữa bệnh ở cộng đồng với mạng lưới tổ chức làm sao tiện lợi, phục vụ đa dạng người bệnh và để cho họ có thể hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

Theo http://tcldxh.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây