Các đồng chí lãnh đạo chủ trì tại điểm cầu Hà Nội
Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Phạm Bình Minh - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ; đồng chí Phan Đình Trạc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đồng chủ trì hội nghị.
Các địa biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tây Ninh
Tại
điểm cầu tỉnh Tây Ninh, tham dự có đồng chí Phạm Hùng Thái - Phó Bí thư
thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh, đồng
chí Hoàng Thị Thanh Thúy - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu
Quốc hội tỉnh, các đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, UBND
tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các ban-HĐND tỉnh và lãnh
đạo Sở Tư pháp.
Phát biểu quán triệt Kết luận số 19-KL/TW, đồng chí
Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh,
Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị là một chủ trương quan trọng, là
cơ sở để Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp trong nhiệm kỳ này.
Đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư quán triệt Kết luận số 19-KL/TW
Đồng
chí Võ Văn Thưởng thông tin, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số
48-NQ/TW, ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
và thi hành Hiến pháp năm 2013, Bộ Chính trị nhận định, công tác xây
dựng pháp luật có nhiều cải tiến, đổi mới, xác định được quy trình xây
dựng và ban hành các văn bản pháp luật theo hướng dân chủ, công khai,
minh bạch hơn, thể chế hóa kịp thời, đúng đắn chủ trương, đường lối của
Đảng, công tác tổ chức thi hành pháp luật có nhiều tiến bộ và đạt được
những kết quả tích cực. Vai trò của pháp luật, ý thức thượng tôn pháp
luật trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, trong đời sống xã hội ngày
càng được nâng cao.
Đến nay, nước ta đã có được một hệ thống pháp
luật cơ bản đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, tạo hành lang pháp lý để phát
triển kinh tế-xã hội, giữ ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh,
đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng và việc xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đồng chí Võ Văn Thưởng cũng nêu
rõ, so với thực tiễn phát triển của đất nước, hệ thống pháp luật vẫn
còn hạn chế, tính ổn định và khả năng dự báo ở một số lĩnh vực chưa cao,
một số quy định chưa đồng bộ, thống nhất, khả thi, chưa đáp úng yêu cầu
thực tiễn thậm chí còn có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn. Công tác tổ
chức thi hành pháp luật vẫn là khâu yếu, chưa gắn kết chặt chẽ với công
tác xây dựng pháp luật, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết
chưa được khắc phục triệt để…
Kết luận số 19-KL/TW đề ra mục tiêu của
công tác xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV là hoàn thiện
đồng bộ thể chế phát triển, tạo lập khung khổ pháp lý để thực hiện thắng
lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025, 12 định
hướng phát triển đất nước, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược
đã được Đại hội XIII của Đảng đề ra.
Đồng chí cũng chỉ đạo một số
nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện khi triển khai thực hiện Kết
luận số 19-KL/TW và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật
nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, trong đó yêu cầu, quá trình xây dựng, ban
hành pháp luật phải thận trọng, chắc chắn, chuẩn bị sớm, làm tốt từng
khâu, đặt yêu cầu cao về chất lượng, không chạy theo số lượng, lấy quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp và lợi ích
quốc gia, dân tộc làm trọng tâm, tăng cường giám sát, kiểm soát việc
thực hiện quyền lực nhà nước, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; phải siết chặt
kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là người đứng đầu trong xây
dựng pháp luật, không bị chi phối tác động bởi các hành vi không lành
mạnh của bất cứ, tổ chức, cá nhân nào.
Tuyệt đối không để xảy ra
tình trạng tham nhũng chính sách, không được lồng ghép lợi ích nhóm, lợi
ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản pháp luật hoặc
chỉ thiên về tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước, mà thiếu đồng
hành cùng với người dân, doanh nghiệp. Tập trung xử lý, khắc phục ngay
tình trạng văn bản luật tính dự báo yếu, thiếu ổn định, “luật khung,
luật ống”, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành,
không được để xảy ra tình trạng luật mới ban hành đã phải sửa đổi, bổ
sung, xa rời thực tiễn, luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư…
Tại
hội nghị, đồng chí Hoàng Thanh Tùng- Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật báo cáo
tổng quan về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc
hội khóa XV và dự kiến Kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai
thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị. Tiếp đó, một số cơ
quan ở Trung ương và địa phương tham luận về việc triển khai thực hiện
nội dung này.
Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc hội nghị
Bế
mạc Hội nghị, đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch
Quốc hội nhấn mạnh, xây dựng hoàn thiện thể chế rất quan trọng, là một
trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước bền vững. Vai trò của
thế chế phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của hệ thống pháp luật. Hình
thức và nội dung, chất lượng văn bản pháp luật phải đảm bảo tính đồng
bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, “tuổi thọ dài”, đáp ứng được yêu
cầu kiến tạo phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật
tự an toàn xã hội, an sinh xã hội. Đề án Định hướng Chương trình xây
dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV ưu tiên xây dựng mới, sửa đổi,
bổ sung các đạo luật ở các lĩnh vực trọng điểm, có ý nghĩa then chốt, có
tính khả thi cao tạo sự bức phát về phát triển kinh tế-xã hội. Đồng
thời, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, khắc phục
tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo cản trở sự phát triển trong các lĩnh
vực kịp thời ứng phó hiệu quả với dịch bệnh Covid-19.
Để đảm bảo
thực hiện hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, Chủ tịch Quốc hội đề
nghị lãnh đạo các cơ quan, tổ chức của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức
hữu quan từ Trung ương đến địa phương tiếp tục tìm tòi, đổi mới cải tiến
quy trình thủ tục để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, ban hành pháp
luật, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức tham
gia quy trình lập pháp để nâng cao chất lượng các dự án luật, các nghị
quyết của Quốc hội.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tuân thủ
chặt chẽ quy trình luật định, nhất là trong việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị
đưa dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp luật; công tác soạn
thảo lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia
nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động; chống tiêu cực ngay trong công
tác xây dựng pháp luật.
Trâm Thư