Quốc hội tiếp tục thảo luận dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi)

Thứ năm - 28/10/2021 11:00 99 0
Tiếp tục ngày làm việc ngày thứ 9, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, ngày 28/10, buổi sáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

QuocHoi-Luatdienanh-1.jpg

Quốc hội tiếp tục nội dung ngày làm việc thứ 9

Buổi chiều cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các đại biểu tiếp tục thảo luận trực tuyến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

 QuocHoi-Luatdienanh-2.jpg

Các đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh và đại biểu khách mời tham dự thảo luận trực tuyến tại điểm cầu tỉnh

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh tham dự thảo luận trực tuyến tại điểm cầu tỉnh ủy Tây Ninh.
Tại phiên thảo luận có 23 ý kiến đại biểu phát biểu và nhiều ý kiến đại biểu tranh luận. Đa số ý kiến phát biểu đánh giá cao và tán thành với nhiều nội dung trong tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Điện ảnh (sửa đổi).
Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) gồm gồm 8 chương, 50 điều, trong đó có kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi và bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Điện ảnh hiện hành.
Chương VI về Quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh bao gồm 2 mục, là chương mới so với Luật Điện ảnh hiện hành.
Để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu tập trung cho ý kiến về mục đích, quan điểm xây dựng Luật; về tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Luật; sự thống nhất trong hệ thống pháp luật; bố cụ của dự thảo Luật; chính sách của nhà nước về phát triển điện ảnh; quản lý nhà nước về điện ảnh (trong đó góp ý nhiều về thẩm quyền cấp phép phân loại phim, hội đồng thẩm định và phân loại phim; trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh); về sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước; phổ biến phim trên không gian mạng; quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh; các hành vi bị nghiêm cấm…
Về quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, có đại biểu đề nghị bỏ quy định về thành lập nguồn quỹ này, bởi hiện nay có nhiều nguồn quỹ được thành lập nhưng hoạt động không hiệu quả. Mặt khác, nguồn lực điện ảnh ngoài nhà nước rất lớn, chưa cần thiết thành lập quỹ này.

 

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Trong đó nhấn mạnh, qua các ý kiến nhằm thực hiện bằng được những nội dung cốt lõi mà Chủ tịch Quốc hội đã đề ra. Đó là không chỉ là nghệ thuật điện ảnh, văn hóa và nghệ thuật mà còn là nhóm ngành kinh tế.
“Chiếu phim ở Việt Nam, hiện nay chúng ta đang hội nhập sâu với quốc tế, 80% thị phần của rạp chiếu phim là do nước ngoài quản lý và hoạt động; trong nước chỉ có 20%. Chúng ta đang thiếu về nguồn lực, trong đó về chính sách tài chính, về con người, về phim trường…Mặc dù Chính phủ đã có nghị định như về hợp tác công tư để thu hút đầu tư nhưng trong thực hiện cũng không phải là chúng ta có được một sớm, một chiều. Đứng trước nhiều khó khăn như vậy, chúng ta đòi hỏi phải vừa tự hoàn thiện vừa tìm kiếm các nguồn lực”- Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng dẫn giải.
Với các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu, hoàn chỉnh trình Chính phủ tiếp thu, báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 3.

Gia Thọ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây