Đề nghị xem xét quy hoạch, xây dựng nhà trẻ, trường học nội trú, khu vui chơi cho thiếu nhi lứa tuổi mầm non và tiểu học trong các Khu công nghiệp

Thứ năm - 18/08/2022 16:00 176 0

Tỉnh Tây Ninh có 05 khu công nghiệp và 02 khu kinh tế thuộc 05 huyện, thị xã gồm Thị xã Trảng Bàng (KCN Trảng Bàng, KCX-CN Linh Trung III, KCN Thành Thành Công), huyện Gò Dầu (KCN Phước Đông), huyện Dương Minh Châu (KCN Chà Là), huyện Bến Cầu (KKT cửa khẩu Mộc Bài), huyện Tân Biên (KKT cửa khẩu Xa Mát). Hiện nay, qua thống kê có 43 cơ sở giáo dục mầm non, gồm: 05 cơ sở giáo dục mầm non công lập (1.707 trẻ) và 38 cơ sở giáo dục mầm non tư thục (1.707 trẻ) thuộc địa bàn có khu cụm công nghiệp, khu kinh tế đang hoạt động với 3.414 trẻ mầm non được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

Đề án hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 1131/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, có 2 giai đoạn:

a) Giai đoạn 2017-2018: Thực hiện tại 04 huyện, thị xã có các khu kinh tế, khu công nghiệp.

- Tại các khu công nghiệp, khu kinh tế: Xây dựng 06 trường mầm non công lập tại các khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc các huyện, thị xã gồm: Trảng Bàng (03 trường), Gò Dầu (01 trường), Bến Cầu (01 trường) và Dương Minh Châu (01 trường) với quy mô vừa phải, đáp ứng nhu cầu hiện tại và dành quỹ đất cho nhu cầu có thể kết nối mở rộng thêm quy mô sau ngày. Trong đó ưu tiên nhận trẻ từ 06 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi.

b) Giai đoạn 2019-2020: Tỉnh sẽ tiếp tục mở rộng thực hiện các huyện, thị xã, thành phố còn lại.

- Xây dựng mới trường mầm non ở các huyện, thị xã, thành phố và mở rộng quy mô các cơ sở giáo dục mầm non để đáp ứng yêu cầu phát triển trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;

- Tăng cường cơ sở vật chất, xây thêm các phòng học cho lứa tuổi nhà trẻ, đầu tư trang thiết bị cho các trường mẫu giáo nhận trể em độ tuổi nhà trẻ từng bước chuyển đổi loại hình trường mẫu giáo sang trường mầm non, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ chăm sóc trẻ, cô nuôi dưỡng trẻ;

Theo Đề án trên, tỉ lệ huy động trẻ em nhà trẻ tăng thêm 6,59% (944/14.314 em); tỉ lệ huy động trẻ em mẫu giáo tăng thêm 3,57% (844/24.624 em). Đây là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc kêu gọi nhà đầu tư để xây dựng các trường theo hình thức xã hội hóa chưa có nhà đầu tư tham gia.

Về nhu cầu mở thêm cơ sở đào tạo, trường học, nhà trẻ, trường mần non trên địa bàn tỉnh:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổ công tác thực hiện những giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 - 2026 về thể chế và phát triển nguồn nhân lực (Thông báo số 1133/TB -VP ngày 23/02/2022), Sở Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Đề án xã hội hóa, mời gọi đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó:

- Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhà đầu tư có kinh nghiệm và năng lực tài chính đến Tây Ninh đầu tư các dự án xây dựng các trường mầm non, phổ thông đạt mức kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, cố gắng thu hút được từ 5-10 dự án đầu tư xây dựng trường học bán trú tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố;

- Đến năm 2025, tỷ lệ học sinh ngoài công lập mầm non chiếm 25,0%, phổ thông chiếm 5,0% (hiện tỉ lệ học sinh ngoài công lập ngành học mầm non hiện tại chiếm 16,9%; tỉ lệ học sinh phổ thông ngoài công lập chiếm gần 2,0%). Thành lập mới thêm 02 trường tư thục có cấp học tiểu học; 01 trường phổ thông có nhiều cấp học. Có 08 trường có mức độ tự chủ đảm bảo chi thường xuyên;

- Phát triển các trường mầm non tại các khu công nghiệp, khu kinh tế theo phụ lục kêu gọi đầu tư;

- Đẩy mạnh tổ chức dạy học hai buổi/ngày, tăng tỷ lệ trường tiểu học tổ chức bán trú cho học sinh, trước hết tại các trường thuộc địa bàn thuận lợi. Tổ chức tốt dịch vụ ăn trưa bán trú, dạy học đạt mức kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo bằng nguồn kinh phí xã hội hóa;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ mầm non trong các khu kinh tế, khu công nghiệp được đến trường, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện hệ thống giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Sở giáo dục và Đào tạo đã đề xuất tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng các trường tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Ngoài ra, UBND tỉnh ban hành Công văn số 3766/UBND-KT ngày 27/10/2021 về việc triển khai các giải pháp phát triển nhà ở cho công nhân KCN trên địa bàn tỉnh, giao các sở, ban, ngành chủ trì tham mưu đầu tư các thiết chế công đoàn, nhà ở, trong đó có nhà trẻ, ...;  theo quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh có dành một phần diện tích để xây dựng trường học, nhà trẻ, trường mầm non, nhà ở xã hội, … Ban quản lý Khu kinh tế tiếp tục đôn đốc các công ty đầu tư hạ tầng triển khai các dự án này theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu xã hội.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây