Trả lời:
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về chế độ chính sách dành cho đối tượng ngoài độ tuổi lao động nhưng không phải người nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo các hội đặc thù. Tuy nhiên, ngày 31/8/2023 Bộ Nội vụ có Công văn số 4904/BNV-TCPCP về việc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Tây Ninh gửi tới sau Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV có nêu: “Đối với người làm việc tại hội (trong độ tuổi lao động hoặc đã hết tuổi lao động) không phải là người nghỉ hưu theo quy định của pháp luật thì không áp dụng Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg mà thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Như vậy, chế độ, chính sách đối với người làm việc tại hội (bao gồm người đang hưởng lương hưu và người không hưởng lương hưu) do hội căn cứ vào các quy định nêu trên để quyết định cụ thể bảo đảm phù hợp với kinh phí của hội từ nguồn hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ được Nhà nước giao (nếu có) và các nguồn thu hợp pháp khác của hội”.
Do đó, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ và Công văn số 4904/BNV-TCPCP ngày 31/8/2023 của Bộ Nội vụ thì chế độ, chính sách đối với người ngoài độ tuổi lao động nhưng không hưởng lương hưu công tác tại hội được thực hiện theo thỏa thuận giữa hội với người công tác tại hội, bảo đảm tương quan trong nội bộ hội, theo quy định của Bộ luật Lao động, quy định pháp luật có liên quan và bảo đảm phù hợp với kinh phí của hội từ nguồn hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ được Nhà nước giao (nếu có) và các nguồn thu hợp pháp khác của hội.