Biên hội loạt bản đồ địa chất thủy văn (tỉ lệ 1/50.000) và ứng dụng tin học trong quản lý nguồn nước dưới đất phục vụ cho quy hoạch khai thác tài nguyên tỉnh Tây Ninh

Thứ hai - 04/11/2013 00:00 370 0
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Tiến Tùng Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh Thời gian thực hiện: 2006 - 2007 Thời gian nghiệm thu: 2008 Kinh phí thực hiện: 648.857,5 triệu đồng Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá

 

 

MỤC TIÊU

- Làm sáng tỏ quy luật phân bố tài nguyên nước dưới đất, diễn biến số lượng và chất lượng nước dưới đất do tác động của các hoạt động kinh tế ở tỉnh Tây Ninh trong thập kỷ gần đây.

- Đề xuất công cụ khoa học và giải pháp quy hoạch, quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Thu thập tài liệu, điều tra bổ sung, đánh giá chất lượng và trữ lượng nước dưới đất.

- Biên hội loạt bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Tây Ninh tỷ lệ 1/50.000.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất thủy văn tỉnh Tây Ninh.

- Lập một mô hình dòng chảy nước dưới đất cho toàn bộ khu vực Gò Dầu - Bến Cầu - Trảng Bàng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Biên hội các bản đồ: bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1/50.000; Bản đồ triển vọng khai thác nước dưới đất tỷ lệ 1/50.000; Các bản đồ phụ trợ và 7 phụ lục; Cơ sở dữ liệu địa chất thủy văn; Mô hình dòng chảy khai thác nước dưới đất khu vực Gò Dầu, Bến Cầu, Trảng Bàng.

- Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 203.616 công trình khai thác nước dưới đất, trong đó có 83.813 giếng đào vá 119.803 lỗ khoan. Lưu lượng khai thác nước dưới đất phục vụ ăn uống, sinh hoạt, sản xuất là 110.248 m3/ngày.

- Theo sự phân chia địa tầng mới nhất, Tây Ninh được phân chia 8 tầng chứa nước (6 tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích bở rời, 2 tầng chứa nước khe nứt trong đá bazan Pleistocen giữa và các đá nứt nẻ trước Kainozoi) và 8 thành tạo địa chất rất nghèo nước;

- Các tầng chứa nước theo thứ tự từ trên xuống dưới: tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen trên (qp3); Pleistocen giữa - trên (qp2-3); tầng chứa nước khe nứt Pleistocen giữa (@qp3); tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới (qp1); tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen giữa (n22); tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới (n12 ); tầng chứa nước lỗ hổng Miocen trên (n31); tầng chứa nước khe nứt Mesozoi - Paleozoi (ps-ms);

- Trong 8 tầng chứa nước nêu trên, có 5 tầng chứa nước lỗ hỗng: (qp2-3); (qp1); (n22 ); (n12 ); (n31) có khả năng khai thác với quy mô lớn. Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen trên (qp3) và quanh vùng lộ của các tầng chứa nước khe nứt Pleistocen giữa và (ps-ms) (ở huyện Tân Châu) đáp ứng cho nhu cầu khai thác nhỏ lẻ đến quy mô vừa.

- Nước dưới đất trong các tầng chủ yếu là nước siêu nhạt, các chỉ tiêu hoá lý đáp ứng được tiêu chuẩn ăn uống; các chỉ tiêu đáng lưu ý nhất về chất lượng nước dưới đất phục vụ cho ăn uống là: pH, hàm lượng sắt và nhôm, hàm lượng Nitrat.

- Trữ lượng khai thác nước dưới đất tiềm năng của tỉnh: 5.099.887 m3/ngày. Trong đó trữ lượng tĩnh trọng lực là 3.387.334 m3/ngày; trữ lượng tĩnh đàn hồi 66.263 m3/ngày. Nguồn bổ cập từ nước mưa: 1.560.561 m3/ngày; nguồn bổ cập từ bên sườn: 11.585 m3/ngày; nguồn bổ cập từ hồ Dầu Tiếng: 74.144 m3/ngày.

- Hiện trạng mực nước và các nguồn nước hình thành trữ lượng được nghiên cứu và tính toán định lượng; đây là những thông tin hữu ít giúp cho việc nghiên cứu và khai thác tài nguyên này cho vùng nghiên cứu;

- Dựa trên các tiêu chí về tỷ lệ tăng dân số, lượng nước tiêu thụ trên đầu người, công nghiệp, thương mại, lượng thất thoát; cho năm 2010 và 2015 là 136.237 m3/ngày và

212.166 m3/ngày.

- Đến cuối năm 2010 ở hầu hết các huyện và thị xã Tây Ninh điều có sự thiếu hụt nước dưới đất so với lượng khai thác hiện nay, lượng thiếu hụt tổng cộng là 20.791 m3/ngày. Đến năm 2015 thì tất cả các huyện và thị xã Tây Ninh điều có sự thiếu hụt nước dưới đất so với lượng khai thác hiện nay, lượng thiếu hụt tổng cộng là 70.492 m3/ngày.

- Căn cứ theo hiện tại và quy hoạch các cụm và khu công nghiệp trên toàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tính toán được tổng nhu cầu nước cho 26 cụm và khu công nghiệp là 403.225 m3/ngày.

- Công cụ khoa học và giải pháp quy hoạch, quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất: cập nhật số liệu thường xuyên bằng các số liệu từ mạng quan trắc và điều tra hiện trạng; tiến hành một số thí nghiệm để xác định chính xác các thông số của mô hình; đào tạo các chuyên gia ĐCTV (địa chất thủy văn) và mô hình.

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG

Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 290/QĐ-UBND ngày 23/02/2009. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc thẩm định hồ sơ xin cấp phép khai thác nước dưới đất; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép thăm dò nước dưới đất; sử dụng tài nguyên nước.

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây