Tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nội, có bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Chủ tịch Nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Trung ương.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Tây Ninh
Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tây Ninh, có ông Phạm Văn Tân, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Hữu Ngân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua- Khen thưởng tỉnh, các thành viên Hội đồng Thi đua- Khen thưởng tỉnh, đại diện Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các huyện, thành phố.
Ông Lê Vĩnh Tân, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu khai mạc hội nghị.
Bà Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thi đua-khen thưởng Trung ương
Bà Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thi đua-khen thưởng Trung ương trình bày báo cáo tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của ngành thi đua-khen thưởng, cho biết năm 2018, công tác thi đua khen thưởng có chuyển biến tích cực đóng góp tích cực vào sự phát triển của cả nước.
Các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động (phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", phong trào "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển", phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau") trở thành trọng tâm, nòng cốt trong phong trào thi đua của các bộ, ngành, địa phương, được các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng. Các địa phương tiếp tục duy trì và giữ vững nâng cao chất lượng các tiêu chí ở đơn vị đạt chuẩn và xây dựng huyện, xã kiểu mẫu. Nhiều mô hình mới đã xuất hiện trên các lĩnh vực như mô hình "Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao", "Môi trường xanh-Quầy hàng sạch-Cử chỉ đẹp" của tỉnh Nam Định; mô hình "Vườn kiểu mẫu", "Khu dân cư kiểu mẫu" của tỉnh Hà Tĩnh, "Sản xuất lúc 1 phải 5 giảm" "Cơ giới hóa, liên kết sản xuất gắn với doanh nghiệp" của tỉnh Ninh Thuận, "Hộ gia đình đoàn kết, phát triển 2+1" "Thôn kiểu mẫu nông thôn mới 4 không" của thành phố Đà Nẵng… Đến tháng 12 năm 2018, cả nước có 3787 xã và 61 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Phong trào thi đua "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển" được các bộ, ngành, địa phương triển khai tích cực, góp phần thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phục vụ người dân và doanh nghiệp thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển nhanh và bền vững.
Phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" đã khơi dậy ý thức tự lực vươn lên để thoát nghèo của người dân, tập trung vào 3 nhóm chính sách hỗ trợ (hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao). Đến nay, tỷ lệ giảm nghèo của cả nước, bình quân giảm khoảng 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm bình quân hơn 3%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước từ 8,32% năm 2016, ước tính giảm còn 5,5% vào cuối năm 2018.
Các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc được thực hiện với nhiều phong trào hay, như Tây Ninh có phong trào thi đua "Đoàn kết, sáng tạo, phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, lập công dâng Bác", thành phố Hà Nội có phong trào "Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành bám sát mục tiêu xây dựng và phát triển thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh-văn hiến-văn minh-hiện đại"… Qua các hoạt động, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Nước khen thưởng cho 55.463 trường hợp.
Tuy nhiên, công tác khen thưởng vẫn còn hạn chế, chưa được thực hiện đồng đều ở các bộ, ngành, địa phương và chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ từ cơ sở; khen thưởng thành tích kháng chiến ở một số địa phương chưa được quan tâm giải quyết dứt điểm, còn để kéo dài.
Ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ phát biểu, nhấn mạnh, trong năm qua tình hình kinh tế-xã năm 2018 đã được được kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Thành quả đó có sự đóng góp tích cực của công tác thi đua khen thưởng trên cả nước.
Ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ phát biểu chỉ đạo
Trên cơ sở nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong công tác thi đua khen thưởng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chỉ đạo, năm 2019 là năm chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, kỷ niệm 50 năm Ngày thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là năm thứ tư thực hiện phong trào thi đua "Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" do Thủ tướng Chính phủ phát động tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IX. Đây cũng là năm có ý nghĩa rất quan trọng để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019 trên tất cả các lĩnh vực, do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua yêu nước, biến phong trào trở thành động lực cách mạng, một phương thức lãnh đạo của Đảng, công cụ quản lý của Nhà nước; đề nghị coi nhiệm vụ tuyên truyền về công tác thi đua khen thưởng là nhiệm vụ thường xuyên; phải tổ chức phát động các phong trào thi đua ngay từ những ngày đầu tháng đầu năm, thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp, khả thi theo phương châm hành động của Chính phủ "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bức phá, hiệu quả" nhằm tập trung giải quyết những nhiệm vụ khó, những vấn đề bức xúc, nổi cộm, trọng tâm là xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, siết chặt kỷ cương kỷ luật hành chính, hoàn thiện thể chế, đổi mới cơ chế chính sách tạo đột phá, đẩy mạnh cải cách hành chính. Tinh thần chung là phải quyết liệt hơn, sáng tạo hơn, đạt được những kết quả cao hơn năm 2018. Phó Chủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần phát động phong trào thi đua đặc biệt, nước rút, quyết tâm hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, lập thành tích chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X, Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, xây dựng chương trình hoạt động thiết thực kỷ niệm 50 năm Ngày thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, Phó Chủ tướng Thường trực Chính phủ còn chỉ đạo cụ thể một số nhiệm vụ quan trọng khác để nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong năm 2019, nhất là phát hiện các mô hình mới, nhân tố mới để cổ vũ, nêu gương, nhân rộng, tạo động lực phát triển và lan tỏa sâu rộng.
Với niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới, Phó Chủ tướng Thường trực Chính phủ tin tưởng rằng, toàn ngành thi đua, khen thưởng trong năm 2019 sẽ quyết tâm nỗ lực cao hơn nữa, năng động hơn nữa, sáng tạo hơn nữa để đạt được những kết quả to lớn hơn nữa đóng góp vào thành tựu chung của đất nước. Nhân dịp năm mới, Phó Chủ tướng Thường trực Chính phủ chúc phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trên các lĩnh vực trong cả nước đạt nhiều thành công mới.
XV