Chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn đến năm 2020

Thứ năm - 07/11/2013 00:00 214 0
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Dương Thành Lam Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao KHCN - Trường Đại học Nông lâm TP.HCM Thời gian thực hiện: 2009 - 2010 Thời gian nghiệm thu: 2011 Kinh phí thực hiện: 155,79 triệu đồng Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá

 

MỤC TIÊU

Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của các nhóm ngành nghề có ứng dụng Công nghệ Sinh học (CNSH) trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tại tỉnh Tây Ninh.

Đánh giá những cơ hội, thách thức trong việc ứng dụng CNSH của tỉnh.

Xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện, triển khai các đề tài, dự án phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Điều tra thực trạng CNSH trong lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Xây dựng chiến lược ứng dụng và phát triển ngành CNSH trong lĩnh vực NN&PTNT ở Tây Ninh đến năm 2020.

Đề xuất giải pháp thực hiện ứng dụng và phát triển ngành CNSH trong lĩnh vực NN&PTNT ở Tây Ninh đến năm 2020 .

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng CNSH trong lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh: tình hình nhân sự và cơ sở vật chất của các cơ quan quản lý trong lĩnh vực CNSH ở tỉnh Tây Ninh hiện nay; những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực CNSH của tỉnh trong 5 năm; hiện trạng ứng dụng CNSH trong các doanh nghiệp sản xuất, các chế phẩm điều trị trong nông nghiệp; nhu cầu và thông tin sản phẩm CNSH trong tỉnh; khả năng cung cấp sản phẩm CNSH trong thời gian tới; khả năng thương mại hóa các sản phẩm CNSH; sơ lược một số thuận lợi khó khăn, cơ hội thách thức của các đơn vị nghiên cứu sản xuất - quản lý - phân phối - tiêu dùng.

+ Qua điều tra 479 phiếu trên các cơ quan ban ngành có liên quan ở 8 huyện khác nhau: cán bộ quản lý có chuyên môn liên quan đến ngành CNSH có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 62,32%; trung học chiếm 25,36%; có 2 cán bộ có trình độ thạc sỹ; còn lại 10,87% chưa qua đào tạo bậc đại học. Nên phát triển ngành CNSH tại Tây Ninh thì trình độ cán bộ quản lý sẽ rất han chế.

Hiện tại, nhân lực chuyên về nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng CNSH đang thiếu, đặc biệt là cán bộ phụ trách các lĩnh vực chăn nuôi thú y, giống cây trồng, xư lý chất thải, nước thải, phòng và chữa bệnh trong nông nghiệp;

+ Trang thiết bị, phòng thí nghiệm toàn tỉnh chỉ có 01 phòng thí nghiệm tại Chi cục Bảo vệ Thực vật Tây Ninh và 01 phòng thí nghiệm ở Trung tâm ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ để sản xuất một số sản phẩm nhằm cung ứng cho nhu cầu thị trường trong tỉnh;

+ Thiếu thốn, lạc hậu, chưa có kế hoạch đầu tư thiết bị cụ thể. Trong khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học (CNSH) trên địa bàn hiện nay là rất lớn, đa số người dân đã có ý thức về việc sử dụng cac sản pham CNSH.

Nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng của CNSH trong sự phat triển ở tỉnh Tây Ninh:

+ Trong Nông nghiệp, CNSH đã được ứng dụng chủ yếu trong trồng trọt và chăn nuôi, đạt năng suất chất lượng cao, giảm công lao động, giải quyết các vấn đề về môi trường, phòng và trị bệnh cho gia súc, lai tạo các giống mới;

+ Ngành CNSH đang là một lĩnh vực hấp dan đối với các cán bộ quản lý. Trong tổng số 138 người được hỏi, có 123 người cho rằng ngành hấp dẫn và rất hấp dan chiếm 89,47%;

Những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực CNSH trong tỉnh trong 5 năm trở lại đây:

+ Đạt được một số kết quả đáng khích lệ, góp phần gia tăng mức tăng trưởng bình quân hàng năm, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi; tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới;

Chiến lược ứng dụng và phát triển ngành CNSH trong lĩnh vực NN&PTNT ở Tây Ninh đến năm 2020.

+ CNSH nông nghiệp sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa.

+ Tỉnh sẽ xây dựng các cơ sở vật chất trang bị cho việc nghiên cứu CNSH theo chiều sâu vào một số hướng mũi nhọn để giải quyết các vấn đề then chốt trong sản xuất nông nghiệp.

Giải pháp thực hiện ứng dụng và phát triển ngành CNSH trong lĩnh vực NN&PTNT ở Tây Ninh đến năm 2020:

+ Rà soát, đánh giá lại thực trạng nguồn nhân lực cũng như khả năng phát triển trong thời gian tới nhằm có chính sách quản lý phù hợp với thực tế; đào tạo chuyên ngành CNSH và tạo cơ chế tuyển dụng, thu hút nhân tài có trình độ;

+ Tổ chức hội thảo “ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn” tại tỉnh Tây Ninh để tiếp tục thu nhận những ý kiến đóng góp từ các chuyên gia trong ngành trong và ngoài nước trước khi được Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Tây Ninh chính thức phê duyệt kế hoạch hành động.

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG

Đề án được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 1581/QĐ-UBND ngày 14/8/2012. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở dữ liệu cho các đề tài, dự án phát triển tiếp theo trong lĩnh vực NN&PTNT của tỉnh; Đề án được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn ứng dụng trong công tác lập kế hoạch, chính sách và đưa các giải pháp định hướng phát triển CNSH một cách cụ thể phù hợp với điều kiện của tỉnh Tây Ninh.

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây