Nghiên cứu chọn lọc giống và các định biện pháp kỹ thuật tổng hợp, nâng cao năng suất phẩm chất mãng cầu Tây Ninh

Thứ năm - 07/11/2013 00:00 298 0
Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Xuân Khôi Cơ quan chủ trì: Trung tâm Giống Nông nghiệp Tây Ninh Thời gian thực hiện: 2005 - 2008 Thời gian nghiệm thu: 2008 Kinh phí thực hiện: 306,104 triệu đồng. Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá

 

 

MỤC TIÊU

- Đánh giá tiềm năng, xác định các yếu tố giới hạn cần khắc phục trong hiện trạng sản xuất và thị trường tiêu thu cây mãng cầu ta (MC) tại Tây Ninh.

- Xác định tập đoàn giống và tuyển chọn các dòng MC tốt cho sản xuất.

- Xác định một số biện pháp canh tác thích hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất cây MC trên địa bàn, tạo điều kiện hướng đến thương hiệu đặc trưng của MC Tây Ninh.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều tra hiện trạng sản xuất MC tại Tây Ninh.

- Khảo sát tập đoàn giống/dòng MC tại Tây Ninh.

- Thu thập các thông số, đặc điểm, chất lượng trái tại thời điểm thu hoạch, thông tin các tiêu chuẩn trái theo yêu cầu thị trường.

- Điều tra, theo dõi các cá thể MC tốt để đưa vào sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường.

- Triển khai các thí nghiệm nghiên cứu gồm có: nghiên cứu hiệu quả một số phương pháp ghép chuyển giống trên cây MC; liều lượng phân bón ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất cây MC; hiệu quả của biện pháp bấm, tỉa ngọn cành trước ra hoa và tỉa thưa trái MC; độ chín thu hoạch trái MC nhằm đảm bảo chất lượng trái theo yêu cau của Thị trường; Hiệu quả mot số hóa chat làm rụng lá trước khi ra đọt non trên cây MC.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Hiện trạng sản xuất, thị trường tiêu thụ MC, các thế mạnh và hạn chế cần khắc phục.

+ Các vườn trồng mãng cầu ta nhân giống bằng hạt, vườn cây không thuần giống, năng suất quả loại một thấp.

+ Việc sử dụng phân bón và phân bón lá khác biệt lớn về số lượng, chủng loại nhưng chưa nắm được sự cân đối dinh dưỡng và sự lãng phí dinh dưỡng, chi phí sản xuất cao, rủi ro lớn.

+ Một số đối tượng gây hại mãng cầu như bọ trĩ, rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả bệnh nứt thân xì mủ đã trở thành mối hiểm họa lớn cho người trồng mãng cầu, mặc dù cường độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cao nhưng chưa kiểm soát có hiệu quả.

+ Nhà vườn tiêu thụ sản phẩm thiếu sự liên kết để tập trung sản lượng theo từng chủng loại sản phẩm, theo từng thị trường nên giá cả tuy cao nhưng phải qua quá nhiều khâu trung gian làm giá tiêu thụ tại vườn thấp.

+ Việc sơ chế, bao bì đóng gói sản phẩm còn thô sơ nên ảnh hưởng chất lượng, hình thức sản phẩm làm giảm giá trị thương phẩm.

+ Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới an toàn thực phẩm, cần sản xuất mãng cầu ta theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), trong đó cần nghiên cứu quy trình kiểm soát tổng hợp cho các đối tượng gây hại như: rệp sáp, bọ trĩ, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh nứt thân xì mủ.

+ Cần liên kết xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm hướng đến việc sản xuất - tiêu thụ sản phẩm vừa bảo đảm đồng bộ về tiêu chuẩn, quy cách vừa đáp ứng số lượng và chất lượng cho từng loại thị trường.

- Ghi nhận tập đoàn giống và các cá thể MC tốt: 4 cá thể MC sinh trưởng tốt (MC dai, MC bở, MC Thanh long và MC tím) Trong đó, MC dai là giống chủ yếu chiếm tỷ lệ 98.05% trong cơ cấu giống các vườn điều tra.

- Phương pháp ghép chuyển giống MC thích hợp đạt yêu cầu khoa học và ứng dụng.

+ Kết quả bình tuyển cây đầu dòng đã phát hiện bốn cá thể ưu tú, trong đó có cá thể MCTN08 có đặc điểm nổi trội về năng suất đạt (16 kg/cây/vụ). Ngoài ra các cá thể khac MCTN05, MCTN04, MCTN11 năng suất khá cao và mỗi giống có một trong số ưu điểm khác biệt tốt hơn so với bình quân quần thể như: ít hạt, tỷ lệ phần ăn được cao, độ brix cao, tỷ lệ đậu quả cao.

So sánh bốn kiểu ghép cho thấy kiểu ghép mắt bo da và ghép vát ngọn với tuổi gốc ghép 10 - 12 tháng, cành ghép là đoạn cành đã rụng lá có 2 - 3 mắt lá cho tỷ lệ sống và cây con giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn tốt nhất với tỷ lệ ghép thành công ở ghép mắt (74%), ghép vát ngọn (60%).

- Công thức phân bón hữu cơ, kết hợp vô cơ, phân bón lá, bổ sung vi lượng sử dụng trên cây MC tại Tây Ninh đạt yêu cầu kỹ thuật.

+ Liều lượng sử dụng phân bón vô cơ và hữu cơ cho cây mang cầu ta đã xác định được công thức phân bón qua đất gồm: 300gN + 150g P2O5 + 300gK2O + 75gMgSO4 + 20kg

Phân chuồng hoai/cây và bón bổ sung qua lá công thức phân bón theo tỷ lệ N:P:K (1:1:1), (0,5: 2:1), (1:1:3) và có bổ sung vi lượng (B0 , Zn , Mn ) tương ứng vơi các giai đoạn: sau thu hoạch, trước ra hoa, nuôi quả cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất ở cả 2 vụ thí nghiệm.

- Kỹ thuật bấm tỉa ngọn cành trước ra hoa và tỉa thưa trái, thời điểm thu hoạch trái thích hợp trên cây MC tại Tây Ninh đạt yêu cầu khoa học, dễ áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Kỹ thuật bấm ngọn cành, tỉa thưa quả ở 2 vụ sản xuất (vụ mưa và vụ nắng) cây vẫn ra hoa nhưng việc bấm ngọn cành cây ra hoa chậm và kéo dài hơn kỹ thuật tuốt lá bằng tay không bấm ngọn cành. Kỹ thuật tỉa thưa quả ở các mức độ quả trên cây khác nhau cho kết quả: ở vụ mùa mưa mức để lại 50-70 quả/cay và vụ mùa nắng mức để lại 50 qua/cây cho năng suất thực thụ và quả loại 1 cao đạt hiệu quả kinh tế nhất.

- Xác định hóa chất làm rụng lá trước khi ra đọt non trên cây MC thích hợp.

+ Sử dụng hóa chất thiourea, ethephone cho thấy: ở các nồng độ thí nghiệm có tác động đến sự rụng lá và ảnh hưởng đến ra hoa mãng cầu ta nhưng mức độ thấp hơn so với tuốt lá bằng tay và khác nhau ở 2 vụ sản xuất, ở vụ mưa (vụ 1) sử dụng hóa chất cây vẫn cho năng suất nhưng ở vụ nắng (vụ 2) ra hoa và năng suất thấp hơn so với kỹ thuật tuốt lá. Tuy nhiên, chi phí sử dụng hóa chất thiourea, ethephone xử lý ra hoa mãng cầu ta thấp hơn hoặc tương đương với công lao động tuốt lá, riêng hóa chất thiourea chi phí thấp hơn nhiều.

- Kết quả nghiên cứu độ chín mãng cầu ta chỉ ra rằng: ngày thu hoạch mãng cầu ta thích hợp khoảng 92 - 96 ngày (tính từ khi nở hoa tới khi thời điểm thu hoạch). Sau khi thu hoạch để ở nhiệt độ phòng trong vòng 4-5 ngày quả sẽ chín và cho chất lượng tốt.

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG

- Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 2079/QĐ-UBND ngày 16/9/2008. Kết quả nghiên cứu được chuyển giao cho Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông ứng dụng trong công tác quản lý của ngành.

- Giúp cho nông dân sản xuất mãng cầu hiểu biết được: vùng đất và kỹ thuật trồng mãng cầu; Giống và cách nhân giống mãng cầu; kỹ thuật bón phân; dịch hại trên cây mãng cầu và biện pháp phòng trừ; cách bảo quản thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

Cách thu hoạch, phân loại và bảo quản sản phẩm; sức khoẻ, an toàn và an sinh của người lao động.

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây