Kiến nghị ngành chức năng có giải pháp về việc các địa phương phải giữ nhiều tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

Thứ tư - 13/03/2024 14:20 131 0

Trả lời

Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức gây ra. Sau khi có quyết định tịch thu, quy trình xử lý như sau:

a) Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh (Điều 8 Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐND ngày 11/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là nhà đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh quyết định tịch thu.

- Giám đốc Sở, Thủ trưởng ban ngành cấp tỉnh quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản khác có giá trị dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh quyết định tịch thu.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản khác do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc các cấp huyện, cấp xã quyết định tịch thu.

b) Trình tự, thủ tục lập, trình phê duyệt phương án xử lý

- Lập phương án xử lý: Đơn vị chủ trì quản lý tài sản tịch thu lập phương án xử lý (nội dung Phương án xử lý được quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 5/3/2018 của Chính phủ).

- Trình tự trình, phê duyệt:

+ Đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng:

 Đối với tài sản thuộc thẩm quyền thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở ban ngành tỉnh phê duyệt phương án xử lý: Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao) gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch (đối với tài sản do cấp huyện quyết định tịch thu) để báo cáo Sở Tài chính hoặc gửi Sở Tài chính (đối với tài sản do cấp tỉnh quyết định tịch thu) lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở ban ngành tỉnh phê duyệt phương án xử lý theo quy định.

  Đối với tài sản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án xử lý: căn cứ đề xuất của đơn vị chủ trì quản lý tài sản, Phòng Tài chính - Kế hoạch lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt theo quy định.

+ Đối với tài sản xử lý theo các hình thức còn lại như: Bán (đấu giá, chỉ định, niêm yết), tiêu hủy...:

Đối với tài sản thuộc thẩm quyền thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở, ban, ngành tỉnh phê duyệt phương án xử lý: Đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý, báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của Sở Tài chính, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở ban ngành tỉnh phê duyệt phương án theo quy định

Đối với tài sản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án xử lý: đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý tài sản, lấy ý kiến của Phòng Tài chính - Kế hoạch, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo quy định.

*Thực trạng công tác xử lý, thanh lý xe tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:

Thời gian vừa qua, các đơn vị có chức năng tịch thu xe tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh (Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng…) ngoài việc răn đe đối tượng vi phạm cũng đã góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách. Sau khi có quyết định tịch thu tang vật, đa số đơn vị đã thực hiện tốt phương án xử lý tài sản (hiện tại đối với tài sản thuộc thẩm quyền thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở ban ngành tỉnh phê duyệt phương án xử lý phải lấy ý kiến Sở Tài chính trước khi trình, Sở Tài chính đã giải quyết triệt để không có hồ sơ tồn đọng).

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn đơn vị còn vướng mắc trong khâu đơn vị chủ trì lập phương án xử lý và đơn vị phê duyệt phương án xử lý, cụ thể:

Qua công tác thi hành pháp luật, Công an cấp huyện phát hiện, lập biên bản vụ việc vi phạm hành chính. Do vụ việc thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (có giá trị xử phạt vượt thẩm quyền quyết định của đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp huyện) nên Công an huyện đã tham mưu UBND huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018: “a) Cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) ra quyết định tịch thu”, nên Công an hiểu  Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản Công an tỉnh là cơ quan ngành dọc đóng tại địa phương, không phải là cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính cấp trên của Ủy ban nhân dân cấp huyện, vì vậy không có thẩm quyền, trách nhiệm liên quan đến tài sản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tịch thu, không phải là cơ quan tài chính để thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công tại địa phương. Do vậy, Công an tỉnh chưa phê duyệt phương án xử lý tài sản do Công an huyện xây dựng, trình.

*Để giải quyết, xử lý vướng mắc trong công tác xử lý, thanh lý xe tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:

Đối với vướng mắc của Công an trong thời gian qua, Sở Tài chính đã có cuộc họp với Công an tỉnh và Sở Tư pháp (Biên bản họp số 85/BB-STC ngày 24/11/2023 của Sở Tài chính) thống nhất giải pháp xử lý như sau:

Căn cứ các quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP  ngày 5/3/2018 của chính phủ, Thông tư 57/2018/TT-BTC ngày 5/7/2018 của Bộ Tài chínhthẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐND ngày 11/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh.

Do Công an huyện không thể trình trực tiếp Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định tịch thu tang vật xử phạt vi phạm hành chính phải thông qua Ủy ban nhân dân huyện để thực hiện (theo quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an huyện không thể trình trực tiếp Ủy ban nhân dân tỉnh, phải thông qua Ủy ban nhân dân cấp huyện), vì vậy, Công an huyện là đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý theo quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 4 Thông tư 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính.

Như vậy, Công an cấp huyện rà soát lại các quyết định (thông qua Ủy ban nhân dân cấp huyện) trình Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định tịch thu xe tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thực hiện:

- Đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng:

Đối với tài sản thuộc thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh phê duyệt phương án xử lý: Công an cấp huyện đề xuất phương án xử lý gửi Sở Tài chính lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Công an tỉnh phê duyệt phương án xử lý theo quy định.

- Đối với tài sản xử lý theo các hình thức còn lại như: Bán (đấu giá, chỉ định, niêm yết), tiêu hủy...:

Đối với tài sản thuộc thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh phê duyệt phương án xử lý: Công an cấp huyện lập phương án xử lý, báo cáo Công an tỉnh, lấy ý kiến của Sở Tài chính, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Công an tỉnh phê duyệt phương án theo quy định

Riêng các phương án xử lý tang vật (bán đấu giá) Công an huyện đã trình Ủy ban nhân dân huyện gửi Sở Tài chính lấy ý kiến thẩm định, đề nghị Công an huyện tiếp tục hoàn chỉnh phương án xử lý trình Giám đốc Công an tỉnh phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐND.

- Thời gian tới, Công an huyện căn cứ quy định Điều 52, Điều 58 Luật Xử phạt vi phạm hành chính để thông qua Giám đốc Công an tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đảm bảo đúng thẩm quyền quy định. Trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu tang vật trong xử phạt vi phạm hành chính, đề nghị Công an tỉnh có văn bản gửi Sở Tư pháp phối hợp hướng dẫn xử lý theo đúng quy định

Hiện nay, sau cuộc họp thống nhất giữa các ngành, Công an huyện đã thông qua Công an tỉnh gửi lấy ý kiến thẩm định của Sở Tài chính về phương án xử lý trước khi trình Công an tỉnh phê duyệt tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo qui định nhất là tài sản bán đấu giá để nộp tiền vào ngân sách nhà nước và giảm tải các kho chưa hàng tại các đơn vị.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây